Tiết 4, Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

- GV yêu cầu HS đọc bản vẽ H4.5 đối chiếu với H4.4 và trả lời câu hỏi:

? Các hình 1, 2, 3 là hình chiếu gì?

? Chúng có hình dạng như thế nào?

? Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều?

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 4.2.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ngày/tháng/năm 
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
Ngày dạy: ngày/tháng/năm; lớp ........
TIẾT: 4
BÀI 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
 	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
	- Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
 	2. Kỹ năng
	 - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
 	3. Thái độ 
	- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
 	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- SGK, giáo án, bảng phụ, tranh vẽ, mô hình khối đa diện, phấn màu, thước thẳng
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- SGK, vở ghi,đồ dùng học tập.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 	1. Ổn định tổ chức (kiểm tra sĩ số)
 	2. Kiểm tra bài cũ 
	Câu hỏi:
	Cho biết hình chiếu là gì? có mấy loại hình chiếu?
	Đáp án:
	- Vật thể được chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu.
	- Có 3 loại hình chiếu: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
 	3. Bài mới
 	* Vào bài 
	 Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp đều Và để đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp đều Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài “Bản vẽ các khối đa diện”
 	Hoạt động 1: : Tìm hiểu khối đa diện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với nhiều khối đa diện. Các khối đa diện này được tạo bởi nhiều hình khác nhau. Em hãy quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi:
? Các khối đa diện hình 4.1( a, b, c) được bao bởi các hình gì?
? Hãy kể tên một số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết?
- GV nhận xét,bổ sung.
=> GV kết luận:
- Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
I. Khối đa diện
- Bao bởi các hình đa giác phẳng.
- Ví dụ: thước kẻ, hộp mực
- Ghi nhận thông tin.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho học sinh quan sát hình 4.2 và cho biết khối đa diện ở hình được bao bởi các hình gì?
? Thế nào là hình hộp chữ nhật?
? Các cạnh và các mặt của hình hộp có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Hình hộp chữ nhật là hình được bao bởi 6 hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS đọc bản vẽ H4.3 đối chiếu với H4.2 và trả lời câu hỏi:
? Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? 
? Chúng thể hiện các kích thước nào của hình hộp chữ nhật? 
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 4.1.
=> GV nhận xét và kết luận:
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
HCN
a,h
2
Bằng
HCN
a,b
3
Cạnh
HCN
b,h
II. Hình hộp chữ nhật 
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật.
- Quan sát và trả lời.
- Được bao các hình chữ nhật.
- Là hình được bao bởi 6 hình chữ nhật.
- Hình hộp chữ nhật có:
+ a: chiều dài
+ b: chiều rộng
+ c: chiều cao
- Ghi nhận thông tin
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Hình chiếu đứng, bằng, cạnh.
- Chiều dài, rộng, cao.
- Hoạt động nhóm hoàn thành bảng.
- Quan sát, ghi nhận thông tin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.4 Sgk và trả lời câu hỏi:
 ? Cho biết khối đa diện ở hình này được bao bởi các hình gì?
? Thế nào là hình lăng trụ đều?
? Hình lăng trụ đều có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
- GV yêu cầu HS đọc bản vẽ H4.5 đối chiếu với H4.4 và trả lời câu hỏi:
? Các hình 1, 2, 3 là hình chiếu gì? 
? Chúng có hình dạng như thế nào? 
? Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều? 
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 4.2.
=> GV nhận xét và kết luận:
Hình
HC
HD
KT
1
a;h
2
a;b
3
h;b
III. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
- Được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
- Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
+ a: chiều dài cạnh đáy.
+ b: chiều cao đáy.
+ h: chiều cao lăng trụ.
- Ghi nhận thông tin.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
- Hình chiếu đứng, bằng, cạnh.
- Chúng là hình chữ nhật, tam giác đều.
- Chiều dài cạnh đáy, cao cạnh đáy và chiều cao lăng trụ.
- Hoạt động nhóm hoàn thành bảng.
- Quan sát, ghi nhận thông tin.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chóp đều.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.6 Sgk và trả lời câu hỏi:
 ? Cho biết khối đa diện ở hình này được bao bởi các hình gì?
? Thế nào là hình chóp đều?
? Hình chop đều có đặc điểm gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
=> GV kết luận:
- Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
- GV yêu cầu HS đọc bản vẽ H4.5 đối chiếu với H4.4 và trả lời câu hỏi:
? Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? 
? Chúng có hình dạng như thế nào? 
? Chúng thể hiện kích thước nào của hình chóp đều? 
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 4.3.
=> GV nhận xét và kết luận:
Hình
HC
HD
KT
1
a;h
2
a;a
3
h;a
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều.
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
- Được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau.
- Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
+ a: chiều dài cạnh đáy.
+ h: chiều cao hình chóp.
2. Hình chiếu của hình chóp đều.
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
- Hình chiếu đứng, bằng, cạnh.
- Là tam giác cân, và đa giác đều.
- Chiều dài cạnh đáy, chiều cao.
- Hoạt động nhóm hoàn thành bảng.
- Quan sát, ghi nhận thông tin.
	4. Củng cố
	- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học.
	- GV cho HS làm bài tập trang 19 – Sgk.
 	5. Dặn dò
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị trước nội dung Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Bản vẽ các khối đa diện (2).doc