1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết số âm, biết đọc và viết số nguyên âm qua các ví dụ.
- Biết cách biểu diễn những số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng các số nguyên âm.
- Biểu diễn chính xác số nguyên âm trên trục số.
- Liên hệ thực tế về hình ảnh của trục số thẳng đúng.
3. Thái độ:
Tìm tòi học hỏi, yêu thích môn toán.
Ngày soạn:29/10/2009 Ngày dạy: 11/11/2009 Tiết 40 Tuần: 14 Chương II: SỐ NGUYÊN Bài 1: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết sự cần thiết số âm, biết đọc và viết số nguyên âm qua các ví dụ. Biết cách biểu diễn những số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. Kĩ năng: Viết đúng các số nguyên âm. Biểu diễn chính xác số nguyên âm trên trục số. Liên hệ thực tế về hình ảnh của trục số thẳng đúng. Thái độ: Tìm tòi học hỏi, yêu thích môn toán. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo khoa, bài giảng điện tử, nam châm, viết màu, máy tính, phiếu học tập, thước thẳng có chia khoảng. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, thước thẳng có chia khoảng .Ôn tập số tự nhiên và tia số . Xem trước bài mới . III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định lớp: kiểm tra sự chuẩn bị HS . 2. Ôn lại kiến thức cũ:(4 phút) _ Số tự nhiên là những số nào ? (Trình chiếu slide 1) 0; 1; 2; 3; 4; 5; _ Kết quả các phép tính : 6 + 4 = 10 4 + 6 = 10 6 . 4 = 24 4 . 6 = 24 6 - 4 = 2 4 - 6 = ? * Phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên luôn thực hiện được, còn đối với phép trừ hai số tự nhiên không phải bao giờ cũng thực hiện đươc, chẳng hạn : 4 – 6 = ? . Do đó phải mở rộng các số tự nhiên thành các số nguyên để phép trừ luôn thực hiện được. Trong chương này, chúng ta sẽ làm quen với một loại số mới (số nguyên âm), các tính chất và các phép tính với các số nguyên . * Số nguyên âm là số như thế nào ? Chúng ta sẽ làm rõ trong bài học này. 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu số nguyên âm . (2 phút) (Trình chiếu slide 2) - Giới thiệu cho HS về các số với dấu “ - ” đằng trước. - Gọi HS dự đoán cách đọc. - Người ta có thể sử dụng số nguyên âm ở trường hợp nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu các ví dụ . - Theo dõi và ghi nhận - âm 1, âm 2, âm 3, hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3, -1, -2, -3, được gọi là các số nguyên âm . Hoạt động 2: Tìm hiểu các ví dụ . (15 phút) - Giới thiệu VD1.(Trình chiếu slide 3) - Để đo nhiệt độ ta dùng dụng cụ gì? Nhiệt kế 1. Các ví dụ: - Minh hoạ hình ảnh nhiệt kế. Quan sát a) Ví dụ 1: - GV giới thiệu cách đọc nhiệt kế. - Hỏi nhiệt độ nước đá đang tan, nước đang sôi ? - Nhiệt độ dưới 0oC đựơc viết như thế nào ?Nhiệt độ 3 độ dưới 0oC được viết -3oC . HS chú ý vạch thuỷ ngân (màu đỏ) 0oC , 100oC Viết với dấu “ - ” đằng trước . - Giáo viên khẳng định đó là số nguyên âm. - Số nguyên âm biểu thị đều gì trên nhiệt kế? - Hướng dẫn HS đọc nhiệt độ .(Trình chiếu slide 4) - Nhiệt độ ở TP Hồ Chí Minh, Mát-xcơ-va như thế nào so với 0oC ? - Người ta còn sử dụng số nguyên âm trong trừơng hợp khác nữa .Chúng ta làm rõ điều này trong ví dụ 2. Nhiệt độ dưới OoC Đọc theo hướng dẫn . Trên, dưới 0oC . Số nguyên âm biểu thị nhiệt độ dưới OoC - Giới thiệu VD2 .(Trình chiếu slide 5) b) Ví dụ 2: - Chiếu hình ảnh về độ cao : Giới thiệu về độ cao thấp của các nơi trên trái đất. -Lấy mực nước biển làm chuẩn có độ cao 0 m Đọc độ cao (Trình chiếu slide 6)Thềm lục địa Việt Nam có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển 65m . Ta nói : Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m . - Số nguyên âm biểu thị điều gì ? Đọc độ cao TB thềm lục địa. Độ cao dưới mực nước biển Số nguyên âm biểu thị độ cao dưới mực nước biển - Gọi HS đọc ?2 (Trình chiếu slide 7, 8) HS quan sát, đọc độ cao. - Địa điểm nào cao hơn, thấp hơn mực nước biển ? Trả lời - Người ta còn dùng số nguyên âm để làm gì trong trường hợp sau ? Giới thiệu VD3 . (Trình chiếu slide 9) c) Ví dụ 3: - Giới thiệu cho HS về số tiền ông A có, số tiền ông A nợ sẽ được ghi như thế nào ? HS trả lời : - 10 000 đồng . - Số tiền nợ phải ghi dấu “-“ phía trước .Ông A nợ 10 000 đồng , ta nói : ông A có – 10 000 đồng . - Số nguyên âm biểu thị điều gì ?. Tiền nợ Số nguyên âm biểu thị số tiền nợ - Gọi Hs đọc ?3 Quan sát và đọc . - Trong trường hợp này, ai có tiền còn ai nợ tiền ? - Người ta biểu thị số nguyên âm trong những trường hợp nào ? - Ta biểu diễn các số tự nhiên trên tia số, còn các số nguyên âm được biểu diễn như thế nào ? HS quan sát và trả lời . Nhiệt độ dưới 0oC, độ cao dưới mực nước biển, tiền nợ . Hoạt động 3: Tìm hiểu trục số (11 phút) (Trình chiếu slide 10) - Trên tia số biểu thị những số nào? - Vẽ tia số Số tự nhiên. 2. Trục số: - Vậy số nguyên âm biểu thị ở đâu trên tia số? Trên tia đối của tia số. - Giới thiệu trục số, yêu cầu HS vẽ trục số vào tập Theo dõi và vẽ vào tập. Hình 32 . (SGK) - Giới thiệu điểm gốc, chiều âm, chiều dương của trục số. - Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (có mũi tên). - Chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm. Theo dõi Điểm 0 (không) được gọi là điểm gốc của trục số . (Trình chiếu slide 11) ?4 - Số nguyên âm được biểu diễn như thế nào ? Biểu diễn trên tia đối của tia số . - Giới thiệu chú ý .(Trình chiếu slide 12) Xem SGK * Chú ý : Ta cũng có thể vẽ trục số như hình 34 . - Hướng dẫn và cho HS làm phần a) của bài tập 1 trang 68 .(Trình chiếu slide 14) HS thực hiện. Hình 34 .(SGK) Hoạt động 4(10 phút) Củng cố: Trò chơi. (Trình chiếu slide 15, 23) - Trò chơi có 8 ô, mỗi ô là một câu hỏi hoặc bài tập. - Sau khi trả lời mỗi ô, một chữ cái hiện ra và 8 ô ghép lại thành tên của chương mà ta đang học. - Hướng dẫn bài 3, 5 SGK . (Nếucó thời gian) - Chọn ô và trả lời . VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà học bài. - Làm bài 3, 4, 5 trang 68 (SGK). - Xem trước bài : Tập hợp các số nguyên . V. NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
Tài liệu đính kèm: