I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ
- Trình bày được những đặc điểm khái quá về lãnh thổ, dân cư, chủng tộc của châu Mĩ
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của châu Mĩ.
- Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng
3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên châu Mĩ
2. Học sinh: SGK
Tuần 21 Ngày soạn: 03/01/2013 Tiết 40 Ngày dạy: 06/01 /2013 CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ BÀI 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ - Trình bày được những đặc điểm khái quá về lãnh thổ, dân cư, chủng tộc của châu Mĩ 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ Thế giới về vị trí địa lí của châu Mĩ. - Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng 3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên châu Mĩ 2. Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 7A1 7A2 7A3 . 7A4... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Khởi động: Trên con đường tìm tới Ấn Độ theo hướng Tây, ngày 12/10/1492 đoàn thủy thủ do Crix-tốp cô lông dẫn đầu đã cập bến trên vùng đất hoàn toàn mới lạ, mà chính ông không hề biết mình đã khám phá ra một châu lục thứ 4 của Trái Đất. Đó là châu Mĩ. Phát kiến lớn tìm ra Tân thế giới có ý nghĩa lớn lao đối với nền KTXH trên toàn thế giới. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét khái quát lớn về lãnh thổ và con người của châu lục này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 1. Hoạt động 1: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ (Cả lớp) *Bước 1: - Quan sát H35.1 xác định vị trí, giới hạn châu Mĩ? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? - Vị trí của châu Mĩ và châu Phi có điểm gì giống và khác nhau? *Bước 2: Cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) Giáo viên mở rộng: Do vị trí nằm tách biệt ở nửa cầu Tây, các đại dương lớn bao bọc nên đến thế kỉ XV người châu Âu mới phát hiện ra châu Mĩ -> châu Mĩ được gọi là tân thế giới *Bước 3: - Nơi hẹp nhất của châu mĩ là ở đâu? bao nhiêu km ? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Xác định vị trí của kênh đào trên lược đồ ? - Cho biết ý nghĩa của kênh đào ? - Châu Mĩ có diện tích bao nhiêu, đứng sau châu lục nào? 2. Hoạt động 2: Trình bày được những đặc điểm khái quát vê lãnh thổ, dân cư, dân tộc của châu Mĩ (cá nhân/cặp) *Bước 1: - Trước thế kỷ XV chủ nhân của châu Mĩ là người gì? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 2: - Cho biết những nét cơ bản của người Ex-ki-mô và Anh điêng về:địa bàn sinh sống, hoạt động kinh tế, nền văn hóa của các bộ lạc cổ Mai-a, A-xơ-tếch,In-ca? *Bước 3: - Quan sát H35.2 nêu các luồng dân cư vào châu Mĩ? - Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ? - GV bổ sung: Người châu Âu và châu Phi đều nhập cư vào châu Mĩ nhưng thân phận và mục đích của họ hoàn toàn khác nhau:Người da trắng ồ ạt di cư sang châu Mĩ ra sức cướp bóc, khai thác tài nguyên và đất đai màu mỡ, lập đồn điền, tiêu diệt người Anh điêng, đuổi họ về phía Tây nơi có đia hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Người da đen bị cưỡng bức bỏ quê hương sang châu Mĩ làm nô lệ, phục vụ mục đích của người da trắng họ bị đối xử rất tồi tệ *Bước 4: -Tại sao lại có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư khu vực Bắc Mĩ với khu vực Trung và Nam Mĩ? - HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức. (Dân cư Bắc Mĩ ở 2 nước Hoa kì và Canađa là con cháu của người châu Âu từ Anh, Pháp, Đức sang. -> nói tiếng Anh Dân cư Trung và Nam Mĩ kể cả quần đảo Ăng Ti bị thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thống trị từ thế kỉ XVI -> XIX họ đưa vào đây nền văn hóa La tinh -> Vì vậy phần châu lục này mang tên châu Mĩ La tinh, dân cư nói tiếng La tinh 1. Vị trí, phạm vi - Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây - Lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng cận cực nam (83039'B – 55054'N kể cả đảo) Phía Bắc giáp: Bắc Băng Dương Đông : Đại Tây Dương Tây : Thái Bình Dương - Diện tích 42 triệu km2 -> Một lãnh thổ rộng lớn 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng - Trước thế kỉ XV có người Exkimô và người Anh điêng thuộc chủng tộc Môngôlôít sinh sống - Từ thế kỉ XVI -> XX có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới. Các chủng tộc trên thế giới đã hòa huyết tạo nên thành phần người lai. 4. Đánh giá: - Nêu vị trí giới hạn của lãnh thổ Châu Mĩ ? - Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến việc hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ? 5. Hoạt động nối tiếp: - Học sinh về nhà ôn bài - Tìm hiểu về đặc điểm địa hình, khí hậu Châu Mĩ. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: