Tiết 41, Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng thế - Năm học 2014-2015

I /. Mục tiêu

1/ Kiến thức

 - Điều chế được khí oxi trong phòng thí nghiệm, biết cách thu khí oxi vào bình bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.

 - Viết được PTHH điều chế khí oxi.

 - Hiểu được thế nào là phản ứng phân hủy, viết được PTHH minh họa.

2/ Kĩ năng

 - Dự đoán cách làm và điều chế được khí oxi.

 - Viết được các PTHH.

 - Tính khối lượng của các chất tham gia hoặc sản phẩm trong phản ứng.

3/ Thái độ

 - Tích cực, hợp tác trong nhóm.

II /. Đồ dùng dạy hbooawnj1.

1./ GV: cho mỗi nhóm

 + Bút dạ, bảng phụ

 + Ống nghiệm, ống hút, chậu thuỷ tinh, khay, giá có chân đế, nút cao su, đèn cồn, lọ thủy tinh, que đóm.

 + Thuốc tím KMnO4.

2/. Đồ dung học sinh :

 + Bút dạ , giấy khổ lớn

 + Phiếu thực hành .

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 41, Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng thế - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. BÀI 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG THẾ
Ngày soạn: 17/01/2015 Ngày giảng:22/01/2015
I /. Mục tiêu 
1/ Kiến thức 
 - Điều chế được khí oxi trong phòng thí nghiệm, biết cách thu khí oxi vào bình bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
	 - Viết được PTHH điều chế khí oxi.
 - Hiểu được thế nào là phản ứng phân hủy, viết được PTHH minh họa. 
2/ Kĩ năng 
 - Dự đoán cách làm và điều chế được khí oxi.
 - Viết được các PTHH.
 - Tính khối lượng của các chất tham gia hoặc sản phẩm trong phản ứng.
3/ Thái độ 
 - Tích cực, hợp tác trong nhóm.
II /. Đồ dùng dạy hbooawnj1. 
1./ GV: cho mỗi nhóm
 + Bút dạ, bảng phụ 
 + Ống nghiệm, ống hút, chậu thuỷ tinh, khay, giá có chân đế, nút cao su, đèn cồn, lọ thủy tinh, que đóm.
 + Thuốc tím KMnO4.
2/. Đồ dung học sinh : 
 + Bút dạ , giấy khổ lớn 
 + Phiếu thực hành .
III/ . Phương pháp dạy học
 - Nêu và giải quyết vấn đề .
 - Sử dụng thí nghiệm , quan sát và nghiên cứu tài liệu .
 - Phương pháp Bàn tay nặn bột.
IV/ . Tiến trình dạy học
1/.Ổn định tổ chức
2/. Kiểm tra bài cũ : (3//)
 	H : Em hãy nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của khí oxi?
3/.Bài mới :
 * ) Giới thiệu bài :(1/) 
	Oxi là chất quan trọng có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Vậy để điều chế và thu khí oxi chúng ta phải làm như thế nào?
Hoạt động 1 ( 7 phút)
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT, Ý KIẾN BAN ĐẦU CỦA HỌC SINH
GV
HS
Ghi bảng
? Trong phòng thí nghiệm những chất nào chứa nhiều nguyên tố oxi?
? Vậy ta có thể điều chế khí oxi từ những hợp chất nào? Điều chế bằng cách nào?
? Để thu khí oxi vào bình ta làm thế nào?
- Yêu cầu cá nhân suy nghĩ, thảo luận nhóm dự đoán cách điều chế và thu khí oxi.
- GV hỏi thêm:
- HS nêu được: KMnO4, KClO3, Fe3O4...
- Thảo luận nhóm ( 2') đề xuất hóa chất và cách điều chế khí oxi:
+ Đun nóng những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy.
+ Thu khí oxi bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí.
I/. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
1/. Thí nghiệm
Hoạt động 2 (15 phút): ĐỀ XUẤT CÂU HỎI, ĐỀ XUẤT
CÁC THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN
GV
HS
Ghi bảng
- Dẫn dắt để học sinh đề xuất các câu hỏi 
- Dẫn dắt để học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu: dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành...
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn học sinh chọn các thí nghiệm dễ tiến hành, an toàn, dễ làm.
- Cho HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
? Vậy qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì về cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng viết PTHH.
- GV hướng dẫn HS cách điều chế oxi từ KClO3 và vai trò của chất xúc tác.
* Các câu hỏi có thể là:
? Làm thế nào để biết khí thu được có phải là khí oxi hay không?
? Vì sao có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước?
? Cách đặt bình khi thu bằng cách đẩy không khí?
- Thảo luận nhóm (2') Đề xuất được: 
+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn....
+ Hóa chất: KMnO4.
+ Cách tiến hành: đun nóng KMnO4 trên ngọn lửa đèn cồn.
( ghi đề xuất ra bảng phụ).
* Nhóm HS làm TN:
( theo nội dung SGK -tr.92)
- Hiện tượng: + Khí oxi đẩy nước ra khỏi bình.
+ Khí oxi làm que đóm có than hồng bùng cháy.
- Đại diện một nhóm trình bày các kết luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3.
- Có thể thu khí oxi vào bình bằng cách: đẩy nước hoặc đẩy kk.
- PTHH:
2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
Hoạt động 3 ( 6 phút)
TÌM HIỂU PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
GV
HS
Ghi bảng
- GV phát phiêu học tập 
( bảng tr.93), yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bảng, chỉ ra điểm giống nhau giữ 3 phản ứng và rút ra định nghĩa phản ứng phân hủy.
? Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp?
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bảng ( 3 phút).
+ Điểm giống nhau giữa 3 phản ứng là đều có một chất tham gia.
+ ĐN: SGK.
+ là hai loại phản ứng trái ngược nhau.
II/. Phản ứng phân hủy
 ( SGK - tr.93)
Hoạt động 4 ( 9 phút)
LUYỆN TẬP
GV
HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 5 ( 2 phút).
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 tr.94. ghi ra bảng phụ. ( hoạt động nhóm 4 phút).
- 1 HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1,2 làm phần a.
Nhóm 3,4 làm phần b.
- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi kết quả và nhận xét chéo.
III/. Bài tập
Bài 5 ( 94)
a. PTHH
CaCO3 CaO + CO2
b. Phản ứng trên là phản ứng phân hủy.
Bài 4 ( 94)
a. - Tính số mol:
- PTHH:
2KClO3 2KCl +3O2
2 mol 2 mol 3 mol
1 mol 1 mol 1,5mol
b. ( giải tương tự)
4/. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá ( 4 phút)
- HS đọc nội dung mục ghi nhớ tr.94
- HS làm bài tập số 1,2 tr.94.
- Làm bài tập 6 - tr. 94: 
	- PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4	
- Tính số mol Fe3O4 :	
- PTHH điều chế khí oxi: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
5/. HD về nhà ( 1 phút)
- Làm bài tập số 3,4,5,6 vào vở bài tập
- Tìm hiểu về không khí và sự cháy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy.doc