I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo của quạt điện: động cơ điện, cánh quạt.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật của quạt điện.
- Biết cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Sử dụng quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
3. Thái độ
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.
- Có thái độ nghiêm túc, khó học khi tính toán thực tế và say mê học tập bộ môn.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện.
- Thiết bị: Bàn là điện 220V, bếp điện, nồi cơm điện 220V.
2. Học sinh
- Bản mẫu báo cáo thực hành như trong SGK- T157, 169.
Ngày soạn: / / 2010 Ngày dạy: / / 2010 Lớp:............... – Tiết:.. Tiết thứ 41 Bài 45, 49: TH: QUẠT ĐIỆN – TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG GIA ĐÌNH Mục tiêu Kiến thức Hiểu được cấu tạo của quạt điện: động cơ điện, cánh quạt. Hiểu được các số liệu kĩ thuật của quạt điện. Biết cách tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. Sử dụng quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. Thái độ Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện. Có thái độ nghiêm túc, khó học khi tính toán thực tế và say mê học tập bộ môn. Chuẩn bị Giáo viên Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện. Thiết bị: Bàn là điện 220V, bếp điện, nồi cơm điện 220V. Học sinh Bản mẫu báo cáo thực hành như trong SGK- T157, 169. Phương pháp Thực hành quan sát. Tổ chức bài giảng Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ (?1) Thế nào là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng? (?2) Có mấy biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng? Đó là những biện pháp nào? Đáp án, biểu điểm: Câu 1: - Những giờ tiêu thụ điện năng nhiều trong ngày gọi là “giờ cao điểm” (3đ) - Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là từ 18h đến 22h. (1đ) Câu 2: Có 3 biện pháp: - Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. (2đ) - Sử dụng đồ điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. (2đ) - Không sử dụng lãng phí điện năng. (2đ) 3. Tiến trình dạy học Giới thiệu: Quạt điện là một trong những loại đồ dùng điện cơ thông dụng nhất trong mỗi gia đình và làm thế nào để có thể tính toán được điện năng tiêu thụ của gia đình mình trong 1 tháng, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học thứ 41 - Bài 45,49: “TH: Quạt điện – Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. BÀI 45: THỰC HÀNH: QUẠT ĐIỆN Hoạt động của Giáo viên H.động của HS Nội dung ghi bảng a. Hoạt động 1:Tìm hiểu về “mục tiêu bài TH; dụng cụ, thiết bị phục vụ cho bài TH” I- Mục tiêu II- Chuẩn bị SGK b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Nội dung và trình tự thực hành” Bài 45: * Gọi HS đọc phần nội dung thực hành. * Hướng dẫn HS quan sát các số liệu kĩ thuật của quạt điện. * Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo, tìm hiểu chức năng của các bộ phận. * Hướng dẫn HS ghi kết quả thực hành vào bản báo cáo TH. Bài 49: * Giới thiệu công thức tính điện năng tiêu thụ - Hướng dẫn làm VD mẫu dựa trên CT tính điện năng tiêu thụ. - Chú ý cách đổi phút – giờ; kW – W. * Hướng dẫn tính: - Cách tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong ngày. - Cách tính điện năng tiêu thụ theo tháng. - Tính thành tiền theo đơn giá. - Dự trù theo công suất của máy biến áp trong gia đình. * Nhận xét đánh giá bài làm. - Đọc nội dung và trình tự TH. - Quan sát. - Quan sát, Tri giác lại k.thức. - Nhận thức để làm bài tập III Nội dung và trình tự thực hành Bài 45: - Đọc số liệu kĩ thuật của quạt điện. - Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của quạt điện. - Các kết quả kiểm tra quạt điện trước khi làm việc. - Nhận xét về tình trạng làm việc của quạt điện. - Nhận xét và đánh giá bài TH. Bài 49: - CT: A= P.t t- thời gian làm việc của đồ dùng điện. P- Công suất điện của đồ dùng điện. A- Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t. Đổi: 1kWh = 1000Wh c. Hoạt động 3: Thực hành - Chia lớp thực hành theo nhóm HS, cử nhóm trưởng và thư kí. - Kiểm tra về dụng cụ và thiết bị thực hành của các nhóm. - Cho HS thực hành theo nội dung thực hành trong bài. - GV theo dõi, nhắc nhở những thao tác sai của HS kịp thời hướng dẫn, chỉnh sửa; Ghi chép những lưu ý. Nhắc nhở thường xuyên về an toàn lao động trong giờ TH - Thực hiện TH và hoàn thiện báo cáo thực hành, nộp cho GV. IV- Thực hành 4. Củng cố - Nhận xét, đánh giá buổi thực hành. 5. Dặn dò về nhà Làm bài tập trong Vở bài tập. Ôn tập lại các bài đã học, chuẩn bị cho ôn tập chương 6,7. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Tài liệu đính kèm: