Tiết 42, Bài 46: Máy biến áp một pha - Đoàn Thị Thanh

Máy bién áp có ba bộ phận chính: Lõi thép dây quấn và vỏ.

+ Vỏ thường gắn với đồng hồ đo điện và núm điều chỉnh.

+ Lõi thép được làm bằng những lá thép kĩ thuật điện dày từ 0,35 đến 0,5mm, có lớp cách điện bên ngoài ghép lại thành một khối, dùng để dẫn từ nhằm làm giảm tổn hao năng lượng.

+ Dây quấn làm bằng dây dẫn điện từ vì dây này có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 42, Bài 46: Máy biến áp một pha - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42.
Tuần 24.
Thứ  ngày tháng năm 2007.
Bài 46.
Máy biến áp một pha.
Mục tiêu.
Hiếu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha.
Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
Rèn luyện tính cẩn thậnkhi làm việc với điện.
Chuẩn bị.
Gv: Tranh vẽ, mô hình máy biến áp , máy biến áp còn sử dụng được, các mẫu vật về lá thép kĩ thuật, lõi thép, dây quấn của máy biến áp.
HS: Đọc trước bài 46, tìm hiểu nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy biến áp trong thực tế.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1: Cấu tạo máy biến áp.
Gv yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và mô hình máy biến áp và hỏi:
? Nêu các bộ phận chính của máy biến áp?
? Lõi thép của máy biến áp được làm bằng vật liệu gì? Vì sao?
? Dây quấn được làm bằng vật liệu gì? Vì sao?
? Chức năng của dây quấn và lõi thép của máy biến áp là gì?
? Phân biệt hai cuộn sơ cấp và cuộn dây thứ cấp? 
Máy bién áp có ba bộ phận chính: Lõi thép dây quấn và vỏ.
+ Vỏ thường gắn với đồng hồ đo điện và núm điều chỉnh.
+ Lõi thép được làm bằng những lá thép kĩ thuật điện dày từ 0,35 đến 0,5mm, có lớp cách điện bên ngoài ghép lại thành một khối, dùng để dẫn từ nhằm làm giảm tổn hao năng lượng.
+ Dây quấn làm bằng dây dẫn điện từ vì dây này có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt.
Chức năng: 
+ Lõi thép: Làm mạch dẫn từ và làm khung quấn dây.
+ Dây quấn: Dùng để dẫn điện.
Phân biệt dây sơ cấp và dây thứ cấp.
+ Dây sơ cấp: Nối với nguồn có N1 vòng dây.
+ Dây thứ cấp: Nối với tải có N2 vòng dây.
	Hoạt động 2: Nguyên lí làm việc.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi: 
? Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp có nối trực tiếp với nhau không?
? Nêu nguyên lí làm việc của máy biến áp?
? Có mấy loại máy biến áp? Giải thích?
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong SGK.
Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp không nối trực tiếp với nhau.
Nguyên lí: Khi đóng điện, điện áp được đưa vào dây sơ cấp là U1 trong dây sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cẩm ứng điện từ giữa dây sơ cấp và dây thứ cấp , điện áp lấy ra ở thứ cấp là U2.
Ta có: k = = 
K là hệ số biến áp.
Khi có U2 > U1 là máy tăng thế.
Khi có U2 < U1 là máy hạ thế.
	Hoạt động 3: Các số liệu kĩ thuật.
Gv yêu cầu học sinh quan sát mô hình máy biến áp và đọc, giải thích số liệu kĩ thuật của máy biến áp?
Công suất định mức: P có đơn vị đo là: VA hoặc KVA
Điện áp định mức: U có đơn vị đolà: V.
Dòng điện định mức: I có đơn vị đo là A.
	Hoạt động 4: Sử dụng.
? Em hãy nêu công dụng của máy biến áp?
? Những yêu cầu khi sử dụng máy biến áp?
Công dụng:
Giữ điện áp phù hợp.
Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
Dùng cho các thiết bị đóng, cắt, điện tử.
Cách sử dụng:
Điện áp đưa vào máy không được lớn hơn điện áp định mức.
Không để máy iến áp làm việc quá tải.
Đặt máy biến áp nơi hô ráo, sạch sẽ.
Máy để lâu trước khi sử dụng phải kiểm tra rò điện.
Củng cố.
Gọi học sinh đọc phần có thể em chưa biết và phần ghi nhớ.
GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và hoàn thành câu hỏi cuối bài.
Đọc và chhuẩn bị trước bài 47: Thực hành: Máy biến một pha.
..
Hết tuần 24.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 46. Máy biến áp một pha - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An Đức.doc