Tiết 43, Bài 46,47: Máy biến áp một pha - Thực hành: Máy biến áp - Diệp Thị Thu Hà

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI

 Sau bài này GV phải làm cho HS:

• Hiểu được nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.

• Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.

• Biết được cấu tạo của máy biến áp.

• Hiểu được các số liệu kĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ

• Nghiên cứu SGK, SGV bài 46, 47.

• Tranh vẽ, mô hình máy biến áp.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 43, Bài 46,47: Máy biến áp một pha - Thực hành: Máy biến áp - Diệp Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 27/02/09
Tiết 43	Người soạn: DIỆP THỊ THU HÀ
BÀI 46, 47. MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
THỰC HÀNH: MÁY BIẾN ÁP 
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau bài này GV phải làm cho HS:
Hiểu được nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
Biết được cấu tạo của máy biến áp.
Hiểu được các số liệu kĩ thuật.
CHUẨN BỊ
Nghiên cứu SGK, SGV bài 46, 47.
Tranh vẽ, mô hình máy biến áp.
HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH LỚP,GIỚI THIỆU BÀI MỚI (5’)
ổn định lớp.
kiểm tra bài cũ:
không kiểm tra bài cũ vì tiết trước thực hành.
Giới thiệu bài: 
Giới thiệu về máy biến áp một pha sử dụng trong gia đình.
Vậy chức năng của máy biến áp là gì?
Máy biến áp một pha là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
Gọi HS đọc mục tiêu của bài
Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
Biến đổi điện áp.
Đọc mục tiêu bài.
BÀI 46, 47. MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA. THỰC HÀNH: MÁY BIẾN ÁP.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp(9’)
Gọi HS đọc SGK
Vật liệu kĩ thuật điện gồm những vật liệu nào?
Lá thép kĩ thuật điện làm bằng vật liệu gì?
Dây quấn làm bằng vật liệu gì? Vì sao?
Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì?
Để phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp được kí hiệu như thế nào?
Đọc SGK.
Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
Vật liệu dẫn từ.
Vật liệu dẫn điện vì nó cho dòng điện chạy qua.
Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
Dây quấn sơ cấp kí hiệu ngắn hơn và ở trước dây quấn thứ cấp.
Cấu tạo
Máy biến áp gồm hai bộ phận chính: lõi thép và dây quấn.
Lõi thép
Làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối. lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
Dây quấn
Dây quấn làm bằng dây điện từ. máy biến áp một pha thường có hai dây quấn.
Dây quấn nối với nguồn điện có điện áp U1 gọi là dây quấn sơ cấp. dây quấn sơ cấp có N1 vòng dây.
Dây quấn lấy điện ra sử dụng có điện áp U2 gọi là dây quấn thứ cấp. dây quấn thứ cấp có N2 vòng dây.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp(15’)
Dây quấn sơ cấp và thứ cấp nối với nhau về điện không?
Khi đóng điện vào dây quấn sơ cấp, ở hay đầu cực ra của dây quấn thứ cấp sẽ có điện áp. Sự xuất hiện điện áp ở dây quấn thứ cấp là do hiện tượng gì?
Vậy tỉ số giữa điện áp của hai dây quấn bằng tỉ số vòng dây của chúng.
GV hướng dẫn công thức khác để tính toán.
Yêu cầu HS thảo luận 2’ trả lời câu hỏi:
Máy biến áp tăng áp có N2 lớn hay nhỏ hơn N1? Vì sao?
Máy biến áp giảm áp có N2 lớn hay nhỏ hơn N1? Vì sao?
Để U2 không thay đổi khi U1 giảm, ta giảm số vòng dây N1. Ngược lại khi U1 tăng, ta tăng số vòng dây N1.
Không nối trực tiếp với nhau về điện. (vì giữa các vòng dây có cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.)
Cảm ứng điện từ.
Thảo luận.
N2 > N1 vì số vòng dây tỉ lệ thuận với điện áp 
N2 < N1 vì số vòng dây tỉ lệ thuận với điện áp 
Nguyên lí làm việc.
Khi máy biến áp làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. nhờ có cảm ứng điện từ giữ dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra giữa hai đầu dây quấn thứ cấp là U2.
Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng.
K được gọi là hệ số biến áp.
Điện áp lấy ra ở thứ cấp U2 là:
Máy biến áp có U2 > U1 được gọi là máy biến áp tăng áp.
Máy biến áp có U2 < U1 được gọi là máy biến áp giảm áp.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và công dụng(8’)
GV nêu các đại lượng điện định mức và yêu cầu HS giải thích ý nghĩa.
Công suất định mức (đơn vị VA, kVA) là đại lượng cho ta biết khả năng cung cấp công suất cho các tải của máy biến áp.
Yêu cầu HS nêu công dụng của máy biến áp.
Nêu công dụng của máy biến áp một pha (SGK).
Các số liệu kĩ thuật
Công suất định mức, đơn vị là V ( đọc là vôn ampe), kVA ( đọc là kilô vôn ampe)
Điện áp định mức đơn vị là V.
Dòng điện định mức, đơn vị là A.
Sử dụng
Để điện áp làm việc tốt, bền lâu, khi sử dụng cần chú ý:
Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức.
Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức.
Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió vào ít bụi.
Máy mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ hay không.
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố và dặn dò (8’)
Gọi HS đọc ghi nhớ
Củng cố:
Cấu tạo máy biến áp gồm các bộ phận chính nào?
Chức năng của máy biến áp là gì?
Hướng dẫn làm bài 47 thực hành.
Dặn dò: về học bài, đọc có thể em chưa biết, trả lời các câu hỏi trong SGK, làm bài tập SGK dựa vào lí thuyết đã học làm mục 1, 2 bài 47.
Đọc ghi nhớ
Lõi thép và dây quấn.
Máy biến áp một pha là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.
Lắng nghe về nhà làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 46. Máy biến áp một pha - Diệp Thị Thu Hà.doc