Tiết 45, Bài 36: Metan - Trần Thị Ngọc Hiếu

GV: Giới thiệu hình 4.3 SGK/113.

-GV: Giới thiệu về trạng thái tự nhiên của metan.

-GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí metan, rút ra tính chất vật lí của metan.

-GV: Y/C HS tính tỉ khối của metan so với không khí

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 45, Bài 36: Metan - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 08/02/2012
Tiết 45 Ngày dạy:	 14/02/2012	 Bài 36. METAN
Công thức phân tử : CH4 Phân tử khối: 16
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của me tan.
- Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước , tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy).
- Me tan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
- Phân biệt khí metan với một vài khí khác, tính % khí me tan trong hỗn hợp.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn hóa học nói chung và hoá hữu cơ nói riêng.
4. Trọng tâm: 
- Cấu tạo và tính chất hóa học của me tan. Học sinh cần biết do phân tử CH4 chỉ chứa các liên kết đơn nên phản ứng đặc trưng của me tan là phản ứng thế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy - học 
a. GV: Mô hình phân tử metan dạng đặc và dạng rỗng.
 Dụng cụ điều chế khí metan.
b. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học. 
2. Phương pháp: 
- Trực quan - Thảo luận nhóm – Tìm hiểu SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1 / 9A2 / 
 9A3/ 9A4 / 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Viết CTCT của hợp chất: C4H10, C3H6, C2H6.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trong đời sống hàng ngày, ta thường đun nấu dùng bằng khí gaz. Vậy trong khí gaz có thành phần khí metan. Vậy metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí(7).
-GV: Giới thiệu hình 4.3 SGK/113.
-GV: Giới thiệu về trạng thái tự nhiên của metan.
-GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí metan, rút ra tính chất vật lí của metan. 
-GV: Y/C HS tính tỉ khối của metan so với không khí và rút ra kết luận.
-HS: Quan sát và nêu cách thu khí metan trong bùn ao.
-HS: Nghe giảng và ghi bài.
-HS: Quan sát và nêu các tính chất vật lí của metan.
-HS: => Metan nhẹ hơn KK.
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
1. Trạng thái tự nhiên:
 (SGK)
2. Tính chất vật lí
Metan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo phân tử(7’). 
-GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử metan dạng rỗng, cho HS quan sát và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của metan. 
-GV: Giới thiệu về liên kết đơn bền
-HS: Quan sát cách lắp ráp từ đó rút ra nhận xét:
+ Có 4 liên kết đơn. 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
II. Cấu tạo phân tử: 
=>Trong phân tử Metan có 4 liên kết đơn 
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hoá học của metan(10).
-GV: Làm thí thí nghiệm đốt cháy khí mêtan. Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng.
-GV: Vậy, sản phẩm là gì?
- Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
- Giới thiệu : Phản ứng đốt cháy metan toả nhiều nhiệt. Vì vậy, 1V CH4 + 2V O2 là hỗn hợp nổ nguy hiểm.
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm CH4 + Cl2.
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra.
-GV: Phản ứng giữa metan và clo thuộc loại phản ứng gì?
-GV: Giơí thiệu về phản ứng thế.
-HS: Quan sát và nêu các hiện tượng sảy ra trong thí nghiệm.
-HS: Khí CO2 và nước.
-HS:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Theo dõi thí nghiệm và nêu hiện tượng sảy ra.
-HS:
CH4 + Cl2 CH3 Cl + HCl
-HS: Phản ứng thế.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
III . Tính chất hoá học 
1. Tác dụng với oxi 
a. Thí nghiệm 
b. Phương trình phản ứng
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
Kết luận : 
- Phản ứng đốt cháy metan toả nhiều nhiệt. Vì vậy người ta thường dùng metan làm nhiên liệu. 
- Hỗn hợp 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh 
2. Phản ứng với clo:
CH4 + Cl2 CH3 Cl + HCl
=> Phản ứng trên là phản ứng thế.
- Phản ứng đặc trưng của me tan là phản ứng thế.
Hoạt động 4. Tìm hiểu ứng dụng(3). 
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK/115 và cho biết metan có những ứng dụng gì trong đời sống?
-HS: Đọc SGK và nêu các ứng dụng của metan trong đời sống và sản xuất.
IV . Ứng dụng: (SGK).
4. Củng cố - Dặn dò (12’): 
a. Củng cố(10’): Cho HS đọc: “ Em có biết?” và GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK/116.
Nêu phương pháp hóa học dùng để phân biệt các khí đựng trong bình riêng biệt:CH4, CO2, H2. 
b. Dặn dò về nhà(2’): Bài tập về nhà:1,2,3SGK/ 116. 
 Chuẩn bị bái mới: “Etilen”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36. Metan - Bùi Thị Như Hoa - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc