Tiết 45, Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Cẩm Hương

I – Mục tiêu :

 1) Kiến thức :

 - HS nắm vững vị trí giới hạn Trung và Nam Mĩ để thấy được sự phân hóa khí hậu.

 - Nắm được đặc điểm các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ .

 2) Kỹ năng : Quan sát, đọc và phân tích lược đồ để xác định vị trí địa lí, giải thích được . khí hậu,các môi trường chính của khu vực Trung và Nam Mĩ.

 3) Thái độ : Giáo dục tình cảm yêu quí thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn.

II – Chuẩn bị của gio vin :

1) Chuẩn bị của gio vin : BĐ tự nhiên châu Mĩ hoặc lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, tranh ảnh các kiểu môi trường .

2) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ nội dung bi, xem lược đồ H 41.1 và 42.1sgk .Sưu tầm tranh ảnh về các môi trường tự nhiên .

III – Các bước lên lớp :

 1) Ổn định :

 2) Kiểm tra bài cũ :5

 - So sánh địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ ?

3) Bài mới :1

 * Giới thiệu bài : Khu vực Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn, phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng nên thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất phong phú và đa dạng. Do vị trí của khu vực trải dài trên nhiều vĩ độ nên các yếu tố trong tự nhiên có sự phân bố rất phức tạp. Để hiểu và nắm vững được những vấn đề này, tiết học hôm nay cô và các em tìm hiểu thêm những nét đặc trưng của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9194Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 45, Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Cẩm Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài 42: 
THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
(tiếp theo)
I – Mục tiêu : 
 1) Kiến thức : 
 - HS nắm vững vị trí giới hạn Trung và Nam Mĩ để thấy được sự phân hóa khí hậu.
 - Nắm được đặc điểm các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ .
 2) Kỹ năng : Quan sát, đọc và phân tích lược đồ để xác định vị trí địa lí, giải thích được . khí hậu,các môi trường chính của khu vực Trung và Nam Mĩ.
 3) Thái độ : Giáo dục tình cảm yêu quí thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn. 
II – Chuẩn bị của giáo viên : 
Chuẩn bị của giáo viên : BĐ tự nhiên châu Mĩ hoặc lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, tranh ảnh các kiểu môi trường .
Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ nội dung bài, xem lược đồ H 41.1 và 42.1sgk .Sưu tầm tranh ảnh về các mơi trường tự nhiên .
III – Các bước lên lớp :
 1) Ổn định :
 2) Kiểm tra bài cũ :5’
 - So sánh địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ ?
3) Bài mới :1’
 * Giới thiệu bài : Khu vực Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn, phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng nên thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất phong phú và đa dạng. Do vị trí của khu vực trải dài trên nhiều vĩ độ nên các yếu tố trong tự nhiên có sự phân bố rất phức tạp. Để hiểu và nắm vững được những vấn đề này, tiết học hôm nay cô và các em tìm hiểu thêm những nét đặc trưng của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay. 
Tiết 45 – Bài 42 Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Khí hậu .
*Mục tiêu : Học sinh hiểu giải thích được đặc điểm các đới khí hậu.
 * Thời gian : 14’ 
 * Cách tiến hành : Hoạt động cá nhân 
 Bước 1: - Giáo viên xác định lại vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ trên lược đồ H 41.1. (Sử dụng CNTT).
GV: Các em hãy theo dõi trên màn hình cô chiếu lược đồ tự nhiên trung và Nam Mĩ hình 41.1 trong SGK. (Sử dụng CNTT).
GV: Tiếp theo các em tiếp tục quan sát lược đồ khí hậu trung và Nam Mĩ hình 42.1 cô đã phóng to. Kết hợp hai hình ảnh mà em vừa quan sát. Em hãy cho biết với vị trí như vậy, khu vực Trung và Nam Mĩ có những đới khí hậu nào? 
HS: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới
- Học sinh xác định lược đồ . (Sử dụng CNTT).
 GV: Những đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn ?
HS : Đới xích đạo và cận xích đạo 
 GV: Dựa vào H 42.1 cho biết trong các đới khí hậu những đới khí hậu nào có nhiều kiểu khí hậu? Đọc tên xác định trên lược đồ các kiểu khí hậu đó.
- HS: Nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt Địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt hải dương, ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, khí hậu núi cao. (Sử dụng CNTT).
GV: Em có nhận xét gì về câu trả lời vừa rồi của bạn? (Gv có thể nêu câu hỏi). Vừa rồi bạn A đã quan sát và trả lời rất tốt nhưng chưa được đầy đủ, em có thể bổ sung cho đầy đủ hơn.
GV : Nguyên nhân nào đã làm cho Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất ? 
HS : Do lãnh thổ kéo dài từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Nam và do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển và gió.
GV: Em có nhận xét gì về câu trả lời vừa rồi của bạn? (Gv có thể nêu câu hỏi). Vừa rồi bạn A đã quan sát và trả lời rất tốt nhưng chưa được đầy đủ, em có thể bổ sung cho đầy đủ hơn.
 GV : Loại gió nào thổi thường xuyên trong khu vực này ?
HS : Gió Tín Phong cịn gọi là giĩ Mậu dịch thổi ở 2 nửa cầu Bắc và Nam .
 –Bước 2: Giáo viên :Hai loại giĩ này thổi thường xuyên vào hai sơn nguyên Guy –a –na và sơn nguyên Bra-xin nhất là vào đồng bằng A –ma-dơn 
* GV : Dọc theo kinh tuyến 70 độ Tây từ Bắc xuống Nam có các đới khí hậu (Xích đạo, Cận xích đạo, Nhiệt đới, Cận nhiệt đới, Ôn đới ) và theo chí tuyến Nam từ Đơng sang Tây có các kiểu khí hậu (Hải Dương, Lục địa, Núi cao, Địa Trung hải) (Sử dụng CNTT).
 GV : Vậy khí hậu Trung và Nam Mĩ  phân hóa như thế nào ?
HS : Phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao, từ Đông sang Tây. 
(Phân hoá từ thấp à cao rõ nhất ở vùng núi An-đét)
GV : Em hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ vớiø khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Aêng-ti ?
-Bước3 Giáo viên chuẩn xác trên lược đồ: Khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Aêng-ti không phân hóa phức tạp như ở Nam Mĩ do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. Khí hậu Nam Mĩ phân hóa phức tạp do vị trí lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kích thước rộng lớn, địa hình phân hóa đa dạng nên Nam Mĩ có nhiều kiểu khí hậu hơn. (Sử dụng CNTT).
GV : Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình? (Sử dụng CNTT).
 Theo địa hình, khí hậu giữa khu tây ( An- đet ) và khu đông (đồng bằng A – ma - dôn và cao nguyên phía đông ) có sự phân hóa khác nhau .
GV chốt lại : Qua ý kiến vừa rồi của các em cô thấy các em trả lời rất tốt, tuy nhiên để khắc sâu kiến thức các em hãy chú ý trên màn hình để hệ thống lại kiến thức.
+ Giáo viên chuyển ý : Khu vực Trung và Nam Mĩ có đặc điểm khí hậu và sự phân hoá khí hậu phức tạp, do lãnh thổ là không gian địa lý rộng và là khu vực có gió Tín Phong hoạt động thường xuyên, có các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ. Do đo có ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên tạo cho khu vực có nhiều môi trường tự nhiên khác nhau
 *HĐ2 Các đặc điểm khác của mơi trường tự nhiên :
 Mục tiêu : HS hiểu và giải thích được các đặc điểm của mơi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ .
 Thời gian : 15’
 Cách tiến hành :Thảo luận Nhĩm 
 GV : Dựa vào lược đồ H 41.1và nội dung SGK em hãy cho biết khu vực Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường tự nhiên nào ? 
HS : Rừng Xích đạo, Rừng rậm Nhiệt đới, Rừng thưa, xa van, Thảo nguyên, Hoang mạc-bán hoang mạc, núi cao )
GV : Các em quan sát trên màn hình và theo dõi trên phiếu học tập nội dung thảo luận của từng nhóm. Cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Sử dụng CNTT)
 Bước 2 : HS thảo luận nhóm : 3 phút 
GV đọc nội dung thảo luận và thời gian 
Cho các nhóm tiến hành.
 Bước 3: Học sinh thảo luận.
+ Giáo viên cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chốt lại và cho học sinh quan sát bảng tổng hợp. (Sử dụng CNTT).
Môi trường chính 
 Phân bố 
 Đặc điểm 
Rừng XĐ xanh quanh năm .
Đồng bằng A- ma- dôn 
Nóng ẩm, mưa nhiều, rừng xanh quanh năm, động thực vật đa dạng, phong phú.
Rừng rậm nhiệt đới 
Phía đông eo đất Trung Mĩ và QĐ Aêng- ti 
Khí hậu ẩm, mưa nhiều .Rừng rậm phát triển.
Rừng thưa , xa van 
Phía tây eo đất Trung Mĩ và QĐ Aêng -ti ,ĐB Ô ri-nô-côâ .
Khí hậu nóng, chế độ mưa và ẩm theo mùa,mùa khô kéo dài. Rừng thưa và xa van điển hình .
Thảo nguyên 
Đồng bằng Pam- pa 
Lượng mưa TB từ 1000 – 1200 mm phân bố theo mùa . 
Hoang mạc, bán hoang mạc 
Duyên hải tây An - đet , cao nguyên Pa-ta –gô- ni .
Lượng mưa hàng năm thấp .
Núi cao 
Miền núi An- đet
Tự nhiên thay đổi theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao .( Bắc và Trung An- đét rừng Xích đạo, Nam An- đét rừng cậân nhiệt và ôn đới ,lên cao cảnh quan thay đổi theo )
GV : Sau đây cô sẽ giới thiệu cho các em một số hình ảnh về đặc điểm môi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ thật đa dạng, phong phú.
 + Học sinh quan sát 1 số hình ảnh thực vật, động vật ở A –ma -dôn để thấy được sự phong phú, đa dạng của sinh vật (Sử dụng CNTT).
 + Học sinh nhận xét sự phân hóa thực vật giữa sườn Tây và sườn Đông núi An –đet .(sườn Đông mưa nhiều có rừng nhiệt đới phát triển, sườn Tây ít mưa chỉ có cây bụi, đồng cỏ ) (Sử dụng CNTT).
 + Liên hệ : Rừng A- ma- dôn sinh vật rất phong phú ,đa dạng, là rừng nguyên sinh chưa được khai phá và là lá phổi xanh của Trái Đất (Sử dụng CNTT).
 + Liên hệ Việt Nam : Nước ta nằm trong đới nóng nên các môi trường tự nhiên cũng phong phú đa dạng đặc biệt rừng ngập mặn sông Cửu Long có diện tích 300. 000ha lớn thứ 2 thế giới sau rừng ngập mặn A-ma - dôn của Nam Mĩ .
GV : Qua nội dung thảo luận em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của môi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ ? 
HS : Mơi trường tự nhiên phong phú , đa dạng )
 GV : Sự phân hóa các môi trường tự nhiên như thế nào ? 
GV : Phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao, từ Đông sang Tây ) 
 GV : Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó ? 
HS : do Trung và Nam Mĩ có nhiều kiểu khí hậu .
 2/ SỰ PHÂN HOÁ TỰ NHIÊN. 
 a/ Khí hậu :
- Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn .
- Nguyên nhân :
 + Do lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam 
 + Do ảnh hưởng của địa hình núi cao đồ sộ ở phía Tây, dòng biển và gió .
b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên :
 - Cảnh quan phong phú, đa dạng phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao, từ Đông sang Tây.
 + Rừng xích đạo xanh quanh năm
 + Rừng rậm nhiệt đới
 + Rừng thưa – Xavan
 + Thảo nguyên 
 + Hoang mạc, bán hoang mạc.
 + Cảnh quan núi cao .
 - Nguyên nhân: Là do Trung và Nam Mĩ có nhiều kiểu khí hậu .
IV. Củng cố, đánh giá : (5’)
] Câu hỏi 3 (SGK) : Quan sát hình 41.1 giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An-đét lại có hoang mạc ? 
	] Quan sát bản đồ tư duy.
 V . Hoạt động nối tiếp ø : 5’
 1/ Bài vừa học: - Học bài 42 :Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ .
 + Nêu tên các kiểu khí hậu Trung và Nam Mĩ .?
 + Trình bày các kiểu môi trường chính của Trung và Nam Mĩ ? 
 2/ Bài sắp học: - Đọc trước bài 43- Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ.: 
 + Thành phần chủng tộc Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì ? Giải thích vì sao dân cư phân bố không đều ?
 + Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác Bắc Mĩ như thế nào ?Quan sát H 43.1 sách giáo khoa .
 + Sưu tầm tranh ảnh các đô thị , tư liệu cho bài :Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ . 
BGH DUYỆT
	Ngày 13 tháng 2 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 42. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Cẩm Hương - Trường THCS& THPT Chu Văn A.doc