Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu - Lê Văn Thám

 I/ Mục tiêu:

- Học sinh nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu).

- Học sinh hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.

- Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn và bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.

 II/ Chuẩn bị:

a. Học sinh:

- Trục số trên giấy, bút chì.

b. Giáo viên:

- Chuẩn bị các kịch bản trên nền của phần mềm PowerPoint 2003 có kết nối với file phim hoạt hình xuất từ phần mềm Flash.

- Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu Projecter, màn chiếu.

- Thước kẻ, phấn màu.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 45: Cộng hai số nguyên khác dấu - Lê Văn Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI - SỐ HỌC LỚP 6
Người thực hiện: lê Văn Thám
TIẾT 45: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
	I/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững cách cộng hai số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng hai số nguyên cùng dấu).
- Học sinh hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
- Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn và bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
	II/ Chuẩn bị:
a. Học sinh: 
- Trục số trên giấy, bút chì.
b. Giáo viên:
- Chuẩn bị các kịch bản trên nền của phần mềm PowerPoint 2003 có kết nối với file phim hoạt hình xuất từ phần mềm Flash.
- Phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu Projecter, màn chiếu.
- Thước kẻ, phấn màu.
	III/ Tiến trình dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1: 
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
(slide 2)
5'
* Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu yêu cầu trên slide 2:
1) Nêu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu.
2) Nhiệt độ hiện tại của phòng ướp lạnh là -50C. Nhiệt độ tại đó sẽ là bao nhiêu độ C nếu nhiệt độ giảm 70C ?
- GV gọi 1 HS lên kiểm tra.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Giải:
Nhiệt độ giảm 7 C, nghĩa là tăng -70C, nên nhiệt độ sắp tới tại phòng ướp lạnh là: ( -5 ) + ( -7 ) = -12 ( 0C )
Vậy nhiệt độ sau khi giảm là -12 C.
Một HS lên bảng thực hiện yêu cầu mà giáo viên giao cho.
- HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2:
1. Ví dụ
(Từ slide 3 đến slide 8)
10'
- GV nêu ví dụ trang 75 SGK.
- Nhiệt độ giảm 50C, có thể coi là nhiệt độ tăng bao nhiêu độ C ? 
- Muốn biết nhiệt độ trong phòng ướp lạnh chiều hôm đó ta thực hiện phép tính nào ? 
- Hãy thực hiện phép tính 
(+3)+ (-5) bằng cách dùng trục số ?
- GV hướng dẫn HS tính.
- Chốt lại bằng cách dùng phim hoạt hình được liên kết với slide tương ứng.
- Yêu cầu HS dựa vào trục số để làm các bài tập ?1; ?2 trang 76 SGK.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của nhau.
- GV nhận xét, chốt lại bằng các phim hoạt hình liên kết.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung kết quả của hai bài tập vừa làm.
- HS suy nghĩ, nêu nhận xét.
- HS thực hiện phép tính 
(+3)+ (-5) bằng cách dùng trục số.
- Quan sát phim hoạt hình.
- HS dựa vào trục số để làm các bài tập ?1; ?2 trang 76 SGK bằng phương pháp trục số.
- HS nhận xét kết quả của bạn.
- Xem phim hoạt hình.
HOẠT ĐỘNG 3: 
2) Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
(Từ slide 9 đến slide 10)
9'
- GV: Từ nhận xét trên ta có thể rút ra được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào ? (Trong cả hai trường hợp: Hai số nguyên đối nhau và hai số nguyên khác dấu không đối nhau). 
- GV chốt lại.
- Yêu cầu HS làm bài tập ở ví dụ trang 76 SGK.
Ví dụ: (-273) + 55 = 
- Chiếu bài tập ?3 SGK lên bảng, yêu cầu HS làm:
Tính: a) (-38) + 27
 b) 273 + (-123)
- Cho HS nhận xét kết quả.
- GV nhận xét.
- HS: Rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu từ nhận xét chung.
- HS làm bài tập ở ví dụ trang 76 SGK.
Ví dụ: (-273) + 55 = 
HS làm bài tập ?3 SGK
- HS nhận xét kết quả của bạn.
HOẠT ĐỘNG 4: 
Củng cố
(Từ slide 11 đến slide 12)
7'
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
+ So sánh hai quy tắc đó
GV chiếu lên màn hình bảng so sánh cho HS điền rồi GV hoàn chỉnh bảng:
- HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu rồi so sánh hai quy tắc đó bằng cách điền vào bảng so sánh (trình bày miệng)
HOẠT ĐỘNG 5: 
Luyện tập
(Từ slide 13 đến slide 15)
12'
Nội dung slide 13:
Bài tập 1:
Tính:
a) 26 + (-6)
b) (-75) + 50
c) 80 + (-220)
GV yêu cầu HS làm cá nhân bài tập trên.
Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một câu.
Nội dung slide 14:
Bài tập 2:
Tìm quy luật của các dãy số sau và viết tiếp hai số tiếp theo của dãy số:
a) -4, -1; 2, ... , ...
b) 5, 1, -3, ... , ...
GV yêu cầu HS làm bài tập trên theo nhóm.
Cho các nhóm nhận xét kết quả của nhau (được trình bày trên bảng phụ).
Nội dung slide 15:
Bài tập trắc nghiệm (chọn Đúng - Sai)
a) (-125) + (-55) = -70
b) 80 + (-42) = 38
c) | -15 | + (-25) = -40
d) (-25) + | -30 | + | 10 | = 15
e) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
f) Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên dương. 
- Gọi 6 em lần lượt làm 6 câu của bài tập trắc nghiệm.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một câu của bài tập 1.
- Các nhóm làm bài tập 2.
- Treo bảng phụ trình bày kết quả của nhóm mình.
- 6 em lần lượt làm 6 câu của bài tập trắc nghiệm chọn Đúng - Sai.
HOẠT ĐỘNG 6: 
Hướng dẫn học ở nhà
(Slide 16)
2'
- Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
- Bài tập về nhà: 29; 30/tr 76 và 31; 32/tr 77.
- HS ghi lại các yêu cầu mà GV đã dặn dò.
* Ghi chú:
 Các slide từ slide 17 đến slide 22 là các slide liên kết với các slide trình diễn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Cộng hai số nguyên khác dấu - Lê Văn Thám.doc