Tiết 47, Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Giàng A Là

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại tiền trang và tiểu tiền trang.

- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân.

- Biết được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

2. Kỹ năng:

- Đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ.

- Tranh, ảnh địa li

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Có ý thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nước nhà.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Bản đồ phân bố dân cư Châu Mĩ.

- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.

- Tranh, ảnh về đại tiền trang và tiểu tiền trang.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

- Vở ghi và SGK địa lí 7.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5973Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Giàng A Là", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2014
Ngày dạy: 22/02/2014
Người soạn: Giàng A Là
GVHD: Nguyễn Thu Hương
Tiết 47 - Bài 44 
KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều thể hiện ở hai hình thức phổ biến là đại tiền trang và tiểu tiền trang.
- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân.
- Biết được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kỹ năng:
- Đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ.
- Tranh, ảnh địa li
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Có ý thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nước nhà.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân cư Châu Mĩ.
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Tranh, ảnh về đại tiền trang và tiểu tiền trang.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
- Vở ghi và SGK địa lí 7.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu hỏi: Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì ? So sánh với Bắc Mĩ ?
3. Bài mới: (33')
* Khởi động: (1')
Trong nông nghiệp, ở Trung và Nam Mĩ còn tồn tại hình thức ruộng đất không công bằng, biểu hiện qua hai hình thức sở hữu nông nghiệp là Đại điền trang và Tiểu điền trang. Một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế. Vậy để biết những hạn chế đó, chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: (17')
Trước hết chúng ta tìm hiểu về nông nghiệp.
- GV: Chiếu hình lên 
- HS: Quan sát H 44.1; H 44.2; H 44.3 và kết hợp với đọc thông tin SGK.
 Mô tả nội dung 3 bức ảnh ? (Về qui mô và kỹ thuật canh tác).
-> H 44.1: Trồng lúa mì ở Pêru, theo phương pháp cổ truyền, dùng trâu bò công cụ thô sơ, diện tích đất nhỏ, năng xuất thấp, ....
-> H 44.2: Chăn thả bò trên cánh đồng cỏ, diện tích rộng, số lượng lớn..
-> H 44.3: Thu hoạch đậu tương bằng cơ giới hóa trên qui mô lớn. 
GV: ? Qua những phần trên và kết hợp với thông tin SGK hãy cho biết Trung và Nam mĩ có những hình thức sở hữu nông nghiệp nào ?
HS: Có 2 hình thức sở hữu đó là: Đại điền trang và Tiểu điền trang.
GV: ? Mỗi ảnh ứng với hình thức sở hữu nào ?
HS: H 44.1: Tiểu điền trang.
 H 44.2, H 44.3: Đại điền trang. 
- Chia lớp 2 nhóm: Thời gian thảo luận là 3 phút.
- Nhóm 1: Đặc điểm hình thức của Đại điền trang
- Nhóm 2: Đặc điểm hình thức của Tiểu điền trang.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm và chuẩn lại kiến thức.
? Dựa vào bảng so sánh, em có nhận xét gì về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
HS: Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
GV: ? Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
HS: Nông dân (5% diện tích; 60% dân số).
 Đại điền chủ (60% diện tích; 5% dân số)
GV: ? Vì sao chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí ?
HS: Vì đất đai phần lớn nằm trong tay tư bản nước ngoài.
GV: ? Vậy để giải quyết sự bất hợp lí các nước Trung và Nam Mĩ đã làm gì ?
HS: Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã tiến hành cải cách ruộng đất.
+) Tổ chức khai hoang đất mới.
+) Mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti tư bản nước ngoài chia cho nông dân
GV: Kết quả cuộc cải cách như thế nào?Vì sao ?
HS: Ít thành công. Vì công cuộc cải cách ruộng đất tiến hành không triệt để, đa số chính phủ không tịch thu đất mà chỉ khai hoang đất mới hoặc mua đất mới của địa chủ, công ti tư nhân nước ngoài chia cho dân nên gặp phải sự chống đối của địa chủ và công ti tư nhân nước ngoài.
 -> Dẫn đến việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn.
* Liên hệ thực tế Việt Nam trước cách mạng và sau cách mạng tháng 8/1945
- Trước CMT8 giai cấp địa chủ chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng lại chiếm hầu hết diện tích đất canh tác.
- Sau CMT8 chúng ta đã tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của cường hào địa chủ chia cho nhân dân. -> Sự thay đổi này tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
* Chuyển ý: Với các hình thức sở hữu đất đai như vậy, các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ phát triển như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này ở mục b.
Hoạt động 2: (15')
GV: Giới thiệu cho HS H 44.4 SGK.
- Dựa vào H 44.4 HS: Thảo luận và trao đổi theo bàn cho biết:
? Trung và Nam Mĩ có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu ?
Loại cây trồng chính
Phân bố
1. Lúa mì
2. Ngô
3. Cà phê
4. Mía
5. Chuối
6.Cam, chanh
- Bra-xin, Ac-hen-ti-na
- Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay
- Eo đất Trung Mĩ, Bra-xin, Côlômbia
- Quần đảo Ăng-ti
- Eo đất Trung Mĩ
- Đông Nam lục địa Nam Mĩ
-> Các cây còn lại về nhà tự tìm hiểu.
? Dựa vào bảng trên cho biết nông sản chủ yếu là loại cây gì ?
HS: Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, chuối, mía,...
? Nhận xét sự phân bố các loại cây trồng ở Trung và Nam Mĩ ?
HS: Mỗi quốc gia chuyên trồng 1 vài loại cây cn
? Tại sao nhiều nước Trung và Nam Mĩ chỉ trồng 1 vài loại cây công nghiệp và cây ăn quả, còn cây lương thực thì rất ít ?
HS: - Kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài
- Trồng ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti, Đông Nam lục địa Nam Mĩ. -> Vì nơi đó có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt rất thích hợp cho các loại cây trên phát triển.
GV: Ngoài ra do đất đai và khí hậu chỉ thích hợp trồng 1 số loại cây nên nông dân chưa quen trồng cây lương thực
? Hình thức độc canh dẫn đến hậu quả gì ?
HS: Thiếu lương thực thực phẩm -> Phải nhập lương thực (trừ Bra-xin, Ac-hen-ti-na)
GV: Cho HS quan sát ảnh (mía, chuối, cà phê,...)
GV: Cà phê Bra-xin->Dẫn đầu TG về sản lượng xuất khẩu cà phê (5% sản lượng, gần 70% cà phê xuất khẩu hàng năm của toàn thế giới)
* Liên hệ Việt Nam: Do điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế mỗi khu vực, vùng miền có một cây chiến lược riêng
GV: Cho HS quan sát tiếp H 44.4 cho biết:
? Các loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ, địa bàn phân bố ? Vì sao ?
HS: Quan sát, xác định lược đồ
Ngành chăn nuôi
Địa bàn phân bố
Điều kiện tự nhiên
Bò
Bra-xin, Ac-hen-ti-na
- Nhiều đồng cỏ rộng lớn và tươi tốt
Cừu, Lạc đà
- Sườn núi Trung Anđet
- Khí hậu cận nhiệt và ôn đới lục địa
GV: Qua bảng trên em có nhận xét gì về qui mô phát triển ngành chăn nuôi ?
HS: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo qui mô lớn
GV: ? Quốc gia nào có sản lượng đánh bắt cá cao nhất thế giới ? Vì sao ?
HS: Pêru vì có dòng biển lạnh và đường bờ biển dài nhất
GV: Dòng biển lạnh Pêru có nhiều Nitrat photphat xua khối nước nóng trên mặt ra xa bờ, dòng biển lạnh đem phì nhiêu sinh vật làm mồi cho nhiều loài cá. 
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Có 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp:
+) Đại điền trang
+) Tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí.
- Nền nông nghiệp của nhà nước còn lệ thuộc vào nước ngoài.
- Một số quốc gia cũng tiến hành cải cách ruộng đất nhưng ít thành công.
b. Các ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
- Mang tích chất độc canh, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả -> Để xuất khẩu
+) Eo đất Trung Mĩ (chuối, mía, bông, cà phê,...)
+) Quần đảo Ăng ti (Mía, cà phê, ca cao, thuốc lá,...)
+) Nam Mĩ (cà phê, bông, cây ăn quả nhiệt đới)
- Nguyên nhân: Kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài
- Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
* Chăn nuôi và đánh cá:
- Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo qui mô lớn như: Bò, Cừu,...
- Pêru có sản lượng đánh cá vào bậc nhất thế gới.
4. Đánh giá: (5')
- GV: Khái quát nội dung bài học.
? Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ?
Câu 1: Điểm hạn chế lớn nhất của nông nghiệp Trung và Nam Mĩ là:
A. Năng xuất cây trồng thất.
B. Lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
C. Hạn hắn và sâu bệnh thường xuyên.
D. Đất nông nghiệp chiếm diện tích thấp.
Câu 2: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp:
Vật nuôi chính (A)
Nơi phân bố chủ yếu (B)
1. Bò thịt, bò sữa
a. Trung An-det
2. Cừu, lạc đà
b. Pêru
3. Cá biển
c. Braxin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay
5. Hoạt động nối tiếp: (1')
- Về nhà học bài
- Làm bài tập thực hành
- Chuẩn bị trước bài 45 "KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ " (tiếp theo)
IV. PHỤ LỤC:
Phiếu học tập của hoạt động 1
Dựa vào H 44.1, 44.2 và 44.3 kết hợp với nội dung SGK cho biết đặc điểm hình thức sản xuất nông nghiệp của Tiểu điền trang và Đại điền trang
 Hình thức
Đặc điểm
Đại điền trang
Tiểu điền trang
Quyền sở hữu
Quy mô diện tích
Hình thức canh tác
Sản phẩm chủ yếu
Mục đích sản xuất

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Giàng A Là.doc