Tiết 47, Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên (Tuần 16)

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : HS nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

 2. Kỹ năng : Bước đầu hiểu và vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lí. Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

 3. Thái độ : Thấy được sự logic toán học, hs ham học toán.

II. Chuẩn bị :

 GV : Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ.

 HS : Đọc trước bài ở nhà, ôn tập các tính chất phép cộng các số tự nhiên.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên (Tuần 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn :
Tiết 47	Ngày dạy :
t 6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN 
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức : HS nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối. 
	2. Kỹ năng : Bước đầu hiểu và vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lí. Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
	3. Thái độ : Thấy được sự logic toán học, hs ham học toán.
II. Chuẩn bị :
	GV : Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ.
	HS : Đọc trước bài ở nhà, ôn tập các tính chất phép cộng các số tự nhiên.
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
6’
12’
5’
7’
14’
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới : 
* HĐ 1 : Tính chất giao hoán :
-Cho hs làm ?1
Tính và so sánh kết quả :
a) (-2) + (-3)
và (-3) + (-2)
b) (-5) + (+7)
và (+7) + (-5)
c) (-8) + (+4) 
và (+4) + (-8)
-Gọi hs phát biểu tính chất giao hoán tổng quát ?
* HĐ 2 : Tính chất kết hợp :
-Cho hs làm ?2
Tính và so sánh kết quả :
[(-3)+4] + 2 ; (-3) + (4 + 2)
[(-3) + 2] + 4
-Gọi hs phát biểu tính chất kết hợp tổng quát ?
-Nêu chú ý SGK trang 78.
* HĐ 3 : Cộng với số 0 :
-Một số cộng với số 0 kết quả như thế nào ?
-Gọi hs nêu công thức tổng quát.
* HĐ 4 : Cộng với số đối :
-Cho hs tính :
(-12) + 12 = ?
(25 + (-25) = ?
-Ta nói -12 và 12 là hai số đối nhau.
-Vậy hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu ?
-Số đối của a kí hiệu –a.
-Số đối của -a kí hiệu -(–a) =a
-Nếu a + b = 0 thì hai số a và b là hai số như thế nào ?
-Cho hs làm ?3
Tìm tổng của tất cả các số nguyên a, biết -3 < a < 3.
-GV cho hs hoạt động nhóm ?3.
4. Củng cố : 
-BT 36 SGK trang 78 :
Tính :
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
b) (-199) + (-200) + (-201)
-Cho hs hoạt động nhóm BT 36. Gọi đại diện nhóm trình bày.
-BT 37 SGK trang 78 :
Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết :
a) -4 < x < 3
b) -5 < x < 5
-HS tính và so sánh :
a) (-2) + (-3) = (-3) + (-2) = -5
b) (-5) + (+7) = (+7) + (-5) = 2
c) (-8) + (+4) = (+4) + (-8) = -4
 a + b = b + a
[(-3)+4] + 2 = 1 + 2 = 3
(-3) + (4 + 2) = -3 + 6 = 3
[(-3) + 2] + 4 = -1 + 4 = 3
 (a + b) + c = a + (b + c)
-Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng các dấu ( ), [ ], .
-Một số cộng với 0 bằng 0.
 a + 0 = 0 + a = a
(-12) + 12 = 0
(25 + (-25) = 0
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Nếu a + b = 0 thì a = - b hoặc b = - a.
x -2; -1 ; 0 ; 1; 2
Tổng của chúng :
(-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = 0 
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 126 + [(-20) + (-106)] + 2004
= 126 + (-126) + 2004
= 2004
b) (-199) + (-200) + (-201)
= (-200) + [(-199) + (-201)]
= (-200) + (-400)
= -600.
a) -4 < x < 3
Tổng các số nguyên x là :
(-3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = -3
b) -5 < x < 5
Tổng các số nguyên x là :
(-4 + 4) + (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0 = 0
1. Tính chất giao hoán :
 a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp :
(a + b) + c = a + (b + c)
3. Cộng với số 0 :
 a + 0 = 0 + a = a
4. Cộng với số đối :
 a + (-a) = 0
-BT 36 SGK trang 78 :
Tính :
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
b) (-199) + (-200) + (-201)
-BT 37 SGK trang 78 :
Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết :
a) -4 < x < 3
b) -5 < x < 5
5. Dặn dò : (1’)
-Về nhà học bài.
-Làm bài tập 38; 39; 40 SGK trang 79.
-Chuẩn bị BT phần luyện tập, tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Tính chất của phép cộng các số nguyên.doc