Tiết 48, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Phạm Thị Châm

I. Mục tiêu bài hoc.

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong HS cần nắm:

- Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ, để nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn.

- Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, địa hình của lục địa Nam Mĩ.

- Sự phân bố khoáng sản ở Trung và Nam Mĩ.

2. Về kĩ năng:

- Phân tích lược đồ tự nhiên xác định vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Kĩ năng so sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ.

3. Về thái độ:

- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập cá nhân, nhóm.

- Rèn luyện lòng ham hiểu biết, khám phá những miền đất lạ.

II. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.

- Tài liệu, hình ảnh các dạng địa hình Trung và Nam Mĩ.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 48, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Phạm Thị Châm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Hồng Nhung
Ngày soạn: 6/02/2012
Người soạn: Phạm Thị Châm
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7
Tiết 48: Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
I. Mục tiêu bài hoc.
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong HS cần nắm:
Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ, để nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn.
Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, địa hình của lục địa Nam Mĩ.
Sự phân bố khoáng sản ở Trung và Nam Mĩ.
2. Về kĩ năng:
Phân tích lược đồ tự nhiên xác định vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ.
Kĩ năng so sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti, giữa khu vực Đông và khu vực Tây Nam Mĩ.
3. Về thái độ:
Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Rèn luyện lòng ham hiểu biết, khám phá những miền đất lạ.
II. Phương tiện dạy học:
Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
Tài liệu, hình ảnh các dạng địa hình Trung và Nam Mĩ.
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ ?	
2. Vào bài ( 2 phút ) Ở những bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về Châu Mĩ và một phần của Châu Mĩ đó là lục địa Bắc Mĩ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần còn lại của châu lục này đó là khu vực Trung và Nam Mĩ. Khu vực này còn có tên gọi khác là châu Mĩ Latinh. Đây là một khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên phong phú, đa dạngcấu trúc địa hình của khu vực này có gì khác so với Bắc Mĩ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Tiết 48: Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ( ghi bảng ).
10’
12’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
CH: Quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ xác định vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ và tiếp giáp với các biển và đại dương nào ? 
GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Nằm trong khoảng kinh tuyến từ 350T – 1170T, nơi rộng nhất khoảng 5000km, nơi hẹp nhất là kênh đào Panama khoảng 50km.
CH mở rộng: Vị trí địa lí như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sự phát triển kinh tế ? ( có gần đủ các môi trường, giao lưu kinh tế với các châu lục khác ).
CH: Quan sát hình 41.1 SGK cho biết Trung và Nam Mĩ gồm các phần đất nào của Châu Mĩ ?
GV chuẩn kiến: gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ nối với nhau bằng kênh đào Panama.
GV mở rộng: Ý nghĩa của kênh đào Panama:
+ Tạo nguồn ngoại tệ lớn cho nước Panama.
+ Là cầu nối giữa 2 lục địa Trung và Nam Mĩ.
+ Là cửa ngõ thông Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương được rút ngắn tăng cường giao lưu mậu dịch quốc tế.
Chuyển ý: Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn. Bao gồm 2 bộ phận chính eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
CH: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti nằm trong môi trường nào ? Có gió gì hoạt động thường xuyên, thổi theo hướng nào ?
GV chuẩn kiến thức: Nằm trong môi trường nhiệt đới có gió tín phong đông bắc thường xuyên thổi do nằm trong vùng nội chí tuyến ở nửa cầu Bắc.
CH: Đặc điểm eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti như thế nào?
GV chuẩn kiến thức:
- Hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc Bắc Mĩ kết thúc ở eo Trung Mĩ, có nhiều núi lửa hoạt động. Đoạn này phần lớn là núi và cao nguyên, sườn núi quay về hướng đông.
- Quần đảo Ăng-ti hình dạng tựa vòng cung nằm từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ. Gồm vô số đảo quanh biển Ca-ri-bê, các đảo có địa hình núi cao và đồng bằng ven biển.
CH: Khí hậu và thực vật của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti phân hóa theo hướng nào ? 
GV chuẩn kiến thức: Phân hóa theo hướng tây – đông. Phía đông các đảo do đón gió đông bắc qua dòng biển nóng Guy-a-na nên mưa nhiều, rừng rậm phát triển. Phía Tây núi cao chặn nên mưa ít phát triển xavan.
Chuyển ý: Khu vực tiếp theo của Trung và Nam Mĩ đó là khu vực nằm trải dài trên nhiều vĩ độ và là 1 khu vực rất rộng lớn đó là khu vực Nam Mĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khu vực Nam Mĩ
CH: Quan sát H41.1, cho biết đặc điểm địa hình Nam Mĩ ?
GV: yêu cầu Hs thảo luận nhóm ( 3 phút ) mỗi nhóm nghiến cứu 1 khu vực địa hình ( Dãy núi trẻ An-đét, đồng bằng rộng lớn ở giữa, các sơn nguyên ở phía đông và so sánh với khu vực Bắc Mĩ.
GV bổ sung: 
- Mạch An-đét dài trên 9000km gồm nhiều dãy núi chạy song song, nhiều đỉnh cao 5000 – 6000m như Aconcagoa.
- An-đét là bức tường thành hùng vĩ phân hóa khí hậu, thực vật giữa 2 sườn đông và tây.
Phần trung tâm An-đét nổi tiếng với nhiều kim loại màu, kim loại nhẹ và kim loại hiếm. Kể tên hoặc yêu cầu HS lên chỉ bản đồ.
CH: Địa hình như vậy ảnh hưởng đến kinh tế phát triển như thế nào ( Đặc biệt là Công nghiệp khái khoáng ).
- Đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp nhiều đầm lầy.
Đồng bằng Pam-Pa, La-pla-ta địa hình cao ở phía Tây, là vùng chăn nuôi và vựa lúa.
Đồng bằng A-ma-dôn diện tích 5 triệu km2 đất tôt nhưng rừng rậm bao phủ phần lớn, khó khai thác ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
- Sơn nguyên Guy-a-na, Bra-xin độ cao trung bình 300 – 600m, đất tốt khí hậu điều hòa, diện tích đồng cỏ lớn, giàu khoáng sảnthuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, khai khoáng. 
CH: Quan sát H41.1 và kết hợp kiến thức đã học cho biết địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ ( làm việc theo cặp ).
GV gọi Hs khác nhận xét bổ sung.
GV chuẩn kiến thức: 
Giống nhau: đều có cấu trúc 3 phần ( núi cao phía tây, đồng bằng ở giữa và cao nguyên phía đông ).
Khác nhau: 
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời và lên bảng chỉ lược đồ.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS suy nghĩ trả lời.
Hs suy nghĩ trả lời.
1. Khái quát tự nhiên.
- Vị trí:
+ Diện tích: 20,5 triệu km2.
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti.
- Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.
- Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của dãy Cooc-đi-e có nhiều núi lửa hoạt động.
- Quần đảo Ăng-ti gồm vô số đảo quanh biển
 Ca-ri-bê.
- Khí hậu và thực vật có sự phân hóa theo hướng đông – tây.
b. Khu vực Nam Mĩ.
- Hệ thống núi trẻ An-đét phía Tây.
+ cao, đồ sộ nhất Châu Mĩ trung bình là 3000 – 5000m.
+ Xen kẽ giữa các núi là cao nguyên và thung lũng.
+ Thiên nhiên phân hóa phức tạp.
- Các đồng bằng ở giữa như Đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta.
- Sơn nguyên phía đông Bra-xin, Guy-a-na..
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Địa hình phía đông
Núi già Apalat
Sơn nguyên
Đồng bằng ở giữa
Cao ở phía Bắc thấp dần ở phía Nam
Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, là các đồng bằng thấp, trừ đồng bằng phía nam Pam-pa cao.
Địa hình phía Tây
Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần ½ địa hình Bắc Mĩ.
Hệ thống An-đét cao hơn, đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cooc-đi-e.
3. Củng cố và bài tập ( 3 phút )
Tổ chức chơi trò chơi: ai nhanh hơn
Thi giữa 2 đội ( gọi đại diện mỗi đội 5 em ) trong vòng 1 phút điền lên bảng tên những vùng đất, vùng biển, dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, dòng biển ở khu vực Trung và Nam Mĩ. Sau 1 phút đội nào viết được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng.
4.Dặn dò ( 1 phút )
Làm bài tập trong sách bài tập.
Học bài cũ
Tìm hiểu trước bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ( tiếp theo ).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - Phạm Thị Châm.doc