Tiết 48, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ: Thành phần chủng tộc, sự phân bố không đều, nguyên nhân.

- Quá trình đô thị, những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát gây ra.

2. Kĩ năng:

 Phân tích, so sánh đối chiếu trên lược đồ.

3. Thái độ:

 Giáo dục tư tưởng kế hoạch hóa gia đình, có tinh thần hợp tác tìm hiểu kiến thức.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, .

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5803Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 48, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 02/02/2015
Tiết 48 Ngày dạy: 05/02/2015
BÀI 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ: Thành phần chủng tộc, sự phân bố không đều, nguyên nhân.
- Quá trình đô thị, những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát gây ra. 
2. Kĩ năng: 
 Phân tích, so sánh đối chiếu trên lược đồ.
3. Thái độ: 
 Giáo dục tư tưởng kế hoạch hóa gia đình, có tinh thần hợp tác tìm hiểu kiến thức.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi 1: Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu?
Câu hỏi 2: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Các nước Trung và Nam Mĩ đều đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập, chủ quyền từ TK 15 -> TK 19. Song cho đến nay họ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh để có nền dân chủ thực sự cả về chính trị và kinh tế. Dân cư và xã hội Trung và Nam Mĩ có đặc điểm thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 43.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư Trung và Nam Mĩ (Nhóm) 15 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
 Dựa vào H35.2 nhắc lại khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ?
* Bước 2: 
 Quan sát H 35.2 cho biết:
- Thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? có nền văn hóa nào? Nguyên nhân?
(Ý đầu tiên gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Giáo viên bổ sung H35.2 các luồng nhập cư.
Thành phần chủng tộc đa dạng
TBN Người lai BĐN
 Môn-gô-lô-ít
* Bước 3:
 Quan sát H43.1 hoạt động nhóm.
- Nhóm 1, 3: Dân cư tập trung chủ yếu ở đâu? Nguyên nhân?
- Nhóm 2, 4: Dân cư tập trung thưa thớt ở đâu? Nguyên nhân?
* Bước 4: 
 Tình hình phân bố dân cư T và NM có gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ?
Giống nhau: Dân cư phân bố thưa thớt ở 2 hệ thống núi Cooc-đi-e, An-đét.
Khác nhau: 
- Bắc Mĩ: Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng trung tâm.
- Trung - Nam Mĩ: Dân cư tập trung yếu ở vùng ven biển, cửa sông trên các cao nguyên.
- Tại sao dân cư thưa thớt trên một số vùng của 
châu Mĩ?
* Bước 5: 
- Gv mở rộng về đồng bằng Amadôn.
- Liên hệ thực tế địa phương.
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về xã hội Trung và Nam Mĩ (cá nhân) 22 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: 
 Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của khu vực này là bao nhiêu?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Gia tăng cao như vậy sẽ dẫn tới vấn đề gì?
* Bước 2: 
 Những vấn đề nảy sinh do đô thị hóa tự phát?
(Ùm tắt giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực - thực phẩm, nhà ở, y tế, thất nghiệp ..)
* Bước 3: 
 Hãy nêu tên và xác định các đô thị lớn ở Nam Mĩ? Cho thấy tốc độ đô thị hóa khu vực này có đặc điểm gì?
* Bước 4: 
 Gv giáo dục tư tưởng và hướng nghiệp cho HS.
1. Dân cư.
- Chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ La Tinh độc đáo.
- Nguyên nhân: Do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh - Điêng, Phi, Âu.
- Dân cư phân bố không đều
+ Chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên.
 Nguyên nhân: Có khí hậu khô ráo, mát mẽ.
+ Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.
 Nguyên nhân: Có khí hậu khô hạn, rừng rậm, đầm lầy chưa được khai phá hợp lí.
2. Đô thị hóa.
- Tỉ lệ dân dân đô thị cao, chiếm 75% dân số.
- Đô thị hóa mang tính tự phát.
- Tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Trình bày và giải thích đặc điểm dân cư của Trung và Nam Mĩ ?
- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
2. Hướng dẫn học tập: 
 Ôn lại thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có ưu đãi gì tạo điều kiện cho nông nghiệp khu vực phát triển.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Phan Văn Tân - Trường THCS Liêng Trang.doc