I. MỤC TIU:
1. Kiến thức:
- Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí
- Biết số Avogađro là con số rất lớn, chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các khái niệm trên để tính đựơc khối lượng mol của 1 chất, tính số ng/tử, phân tử trong mỗi lượng chất, xác định thể tích mol của 1 chất khí.
- Củng cố các kỹ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.
3. Thái độ: Hiểu được khả năng sáng tạo của con người dùng đơn vị mol nguyên tử, phân tử trong nghiên cứu khoa học, đời sống, sản xuất, củng cố nhận thức nguyên tử, phân tử là có thật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIO VIN V HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của gio vin
a. Thiết bị dạy học: bảng phụ.
b. Phương pháp và các kỹ thuật dạy học: thảo luận nhóm, đàm thoại.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng nhóm, nghiên cứu trước bài “ Mol ”
Tuần : 13 Tiết : 49 Ngày soạn : 08/11/2014 Ngày day : 10/11/2014 CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TỐN HĨA HỌC BÀI 18: MOL (t1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết và phát biểu đúng những khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí - Biết số Avogađro là con số rất lớn, chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các khái niệm trên để tính đựơc khối lượng mol của 1 chất, tính số ng/tử, phân tử trong mỗi lượng chất, xác định thể tích mol của 1 chất khí. - Củng cố các kỹ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất. 3. Thái độ: Hiểu được khả năng sáng tạo của con người dùng đơn vị mol nguyên tử, phân tử trong nghiên cứu khoa học, đời sống, sản xuất, củng cố nhận thức nguyên tử, phân tử là có thật. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên a. Thiết bị dạy học: bảng phụ. b. Phương pháp và các kỹ thuật dạy học: thảo luận nhĩm, đàm thoại. 2. Chuẩn bị của học sinh: Bảng nhóm, nghiên cứu trước bài “ Mol ” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Trả và nhận xét bài kiểm tra 1 tiết. 3. Tiến trình dạy học: Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân, đo, đếm được. Nhưng trong Hoá học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hoá học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô, đó là “Mol”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Mol là gì (20 phút) * Treo bảng phụ và giảng: H2 2g 6.1023pt Al H2O 27g 18g 6.1023 6.1023 nt pt Lượng chất chứa 6.1023 ng/tử (hay phân tử) gọi là mol. à Vậy:“Mol là gì?” Giới thiệu: Con số 6.1023 được gọi là số Avogadro (ký hiệu là N) * Cho HS đọc phần “Em có biết” để HS hình dung được con số 6.1023 to lớn như thế nào. - Con số 6.1023 (mol) chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử. - GV Hỏi : +1mol ng/tử Fe, 1mol ng/tử O có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe, O? + 1mol p/tử NaCl, 1mol p/tử O2 có chứa bao nhiêu p/tử NaCl, O2? + 0,5 mol phân tử C02 có chứa bao nhiêu phân tử C02 ? - Qua bài tập trên em hãy rút ra cách tính số n/tử, số p/tử khi biết số mol của chất. *Lưu ý: Nếu nói: “1 mol hiđro thì hiểu như thế nào?”. Ta có thể hiểu chứa N ng/tử H hoặc N p/tử H2. Để tránh nhầm lẫn trên ta nên nói như thế nào? HS quan sát bảng phụ và nghe giảng. - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó * 1 HS đọc phần em có biết. - HS Trả lời : +1mol ng/tử Fe, 1mol ng/tử O có chứa 6.1023 ng/tử Fe, 6.1023 ng/tử O. + 1mol p/tử NaCl, 1mol p/tử O2 có chứa 6.1023 p/tử NaCl, 6.1023 p/tử O2. +0,5 mol phân tử C02 có chứa 3.1023 phân tử C02 àSố n/tử (p/tử)= Số mol x N à 1 mol ng/tử hiđro hoặc 1 mol p/tử H2. “Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó” 6.1023 là số Avogadro (ký hiệu là N) Ví dụ : -1mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm (N nguyên tử nhôm) -1mol phân tử C02 có chứa 6.1023 phân tử C02 (N phân tử C02) A = n . N A: Số ng/tử (P/tử) n: Số mol N: 6.1023. Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút) * Cho HS thảo luận nhóm bài tập 1 ở SGK tr 65. - Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Bổ sung cho nhau * Các nhóm thảo luận bài 1 SGK tr 65, ghi kết quả thảo luận trên bảng nhóm để báo cáo. - 1,5 mol n/tử Al có chứa 9.1023 ng/tử Al. - 0,5 mol p/tử H2 có chứa 3.1023 p/tử H2. - 0,25 mol p/tử NaCl có chứa 1,5.1023 p/tử NaCl. - 0,05 mol p/tử H2O có chứa 0,3.1023 p/tử H2O. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (4 phút) 1. Tổng kết: Mol là gì? 2. Hướng dẫn học tập: Đọc trước nội dung phần II
Tài liệu đính kèm: