A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi.
2. Kĩ năng:- Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các PTHH cụ thể.
- Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng đã học.
- Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo PTHH.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: - Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm.
- Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Trực quan;
- Nêu vấn đề;
- Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Sơ đồ phản ứng oxi hóa – khử ở SGK
- Phiếu học tập
2. HS: - Xem lại kiến thức về sự oxi hóa
- Nghiên cứu bài mới.
Tiết 49: Ngày soạn://2011. Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ. Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Sự oxi hóa là sự kết hợp của 1 chất với oxi - Tính chất hóa học của Hiđro. - Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử. - Ứng dụng của phản ứng oxi hóa - khử. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi. 2. Kĩ năng:- Phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các PTHH cụ thể. - Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng đã học. - Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo PTHH. - Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm. - Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; - Nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Sơ đồ phản ứng oxi hóa – khử ở SGK - Phiếu học tập 2. HS: - Xem lại kiến thức về sự oxi hóa - Nghiên cứu bài mới. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nhắc lại thế nào là sự oxi hóa, sự khử? - Bài tập 1/109 SGK? III. Nội dung bài mới: (33’) 1. Đặt vấn đề: (1’) (Từ bài tập 1/109 SGK). Trong các phản ứng trên hiđro đã thể hiện tính chất gì? (Tính khử). Vậy chất khử là gì? Chất oxi hoá là gì?Thế nào là phản ứng oxi hóa - khử ... 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a.Hoạt động 1:(12’) to CuO + H2 ® Cu + H2O to HgO + H2 ® Hg + H2O to PbO + H2 ® Pb + H2O HS: Xem phần bài cũ - Hiđro thể hiện tính chất gì? - Trong các phản ứng đã xảy ra sự khử CuO, HgO, PbO (lấy oxi của oxit kim loại). Vậy sự khử là gì? HS: Phát biểu GV bổ sung và kết luận. Nói sự khử CuO tạo ra Cu. 2H2 + O2 ® 2H2O củng có sự khử. - Sự oxi hoá là? Trong các phản ứng trên đã xảy ra quá trình kết hợp của oxi trong CuO với H2 nói sự oxi hoá H2 tạo H2O. I. Sự khử - sự oxi hoá: 1. Sự khử: - Là sự tách oxi khỏi hợp chất. 2. Sự oxi hoá: - Là sự tác dụng của một chất với oxi. b. Hoạt động 2:(10’) to CuO + H2 ® Cu + H2O to C + O2 ® CO2 - Chất nào được gọi là chất khử? Chất nào được gọi là chất oxi hoá? Vì sao? HS trả lời GV bổ sung và kết luận. HS đọc phần đọc thêm (nếu cần) II. Chất khử và chất oxi hoá: - Chất chiếm ôxi của chất khác ® chất khử (H2). - Chất nhường ôxi ® chất oxi hoá (CuO). c. Hoạt động 3:(9’) Sự ôxi hoá to CuO + H2 ® Cu + H2O Sự khử - Sự khử CuO Cu, sự oxi hoá H2 H2O trong phản ứng có thể xảy ra riêng rẽ, tách biệt được không? HS: Xảy ra đồng thời - Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? HS: Phát biểu khái niệm, lấy ví dụ GV: Chốt kiến thức. III. Phản ứng oxi hoá - khử: - Là phản ứng hoá học xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá. d. Hoạt động 4:(1’) Yêu cầu HS nghiên cứu SGK. IV. Tầm quan trọng phản ưings oxi hoá - khử: SGK. IV. Củng cố: (5’) - HS đọc ghi nhớ SGK/111. - HS làm bài tập 1/111 SGK (GV viết sẵn ra bảng phụ). V. Dặn dò: (1’) - Đọc phần đọc thêm. - Tìm một số ví dụ về phản ứng ôxi hoá khử có lợi và không có lợi trong cuộc sống ở địa phương. - Làm bài tập 2, 3, 4, 5/111 SGK.
Tài liệu đính kèm: