Tiết 5, Bài 5: Pháp luật và kỉ luật - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

 - Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật, hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỷ luật.

 - Kỹ năng: Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỷ luật ở mọi lúc,mọi nơi, biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỷ luật.

 - Thái độ: Tôn trọng pháp luật và kỷ luật,đồng, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỷ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật.

 B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 - Thầy : SGK,SGV,câu hỏi tình huống, tranh bài 5.

 - Trò: Học bài , chuẩn bị bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2021Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 5, Bài 5: Pháp luật và kỉ luật - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 20/9/2011
Ngày dạy :Lớp 8A : 26/9/2011
 Lớp 8A : 21/9/2011
TUẦN 5 TIẾT 5
BÀI 5
PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
 A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 
 - Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là pháp luật, kỷ luật, hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, nêu được ý nghĩa của pháp luật, kỷ luật.
 - Kỹ năng: Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỷ luật ở mọi lúc,mọi nơi, biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỷ luật.
 - Thái độ: Tôn trọng pháp luật và kỷ luật,đồng, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỷ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật.
 B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 - Thầy : SGK,SGV,câu hỏi tình huống, tranh bài 5.
 - Trò: Học bài , chuẩn bị bài mới.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 I. Ổn định tổ chức:(1 phút)
Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 8A:.
 Lớp 8B:.
 II. Kiểm tra bài cũ:( Kiểm tra 15 phút)
 * Đề bài:
 Giữ chữ tín là gì? vì sao phải giữ chữ tín? Nêu cách rèn luyện phẩm chất giữ chữ tín? Cho ví dụ về việc giữ chữ tín?
 * Đáp án:( Mỗi ý đúng được 2,5 điểm).
 - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
 - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
 - Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phảI làm tốt chức trách , nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
 - Ví dụ: Bạn Lan đến phiên trực nhật nhưng bạn bị đau chân , vì vậy bạn đã nhờ em trực nhật giúp. Mặc dù bận rất nhiều việc nhưng em vẫn cố gắng đến lớp sớm để giúp đỡ bạn theo đúng lời hứa của mình.
 III. Giảng bài mới:(25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 *Hoạt động 1:(2 phút)
Giới thiệu bài
*Hoạt động 2:(9 phút)
+Khai thác nội dung những biểu hiện của pháp luật và kỉ kuật
- Yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề.
 - HS chia nhóm thảo luận theo chủ đề sau:
(Hướng dẫn học sinh thảo luận)
 Nhóm 1: Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
 Nhóm 2: Những hành vi vi phạm PLcủa Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?
 Nhóm 3: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
 Nhóm 4: Người học sinh có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luât không? Tại sao? Hãy nêu một ví dụ cụ thể?
 - Học sinh trình bày đáp án thảo luận.
 - Các nhóm nhận xét bổ xung.
 - Giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 3:(9 phút)
? Em hiểu pháp luật là gì.
? Kỷ luật là gì.
? Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở nào.
*Hoạt động 4:(7 phút)
? ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật trong cuộc sống.
*GV chốt lại: Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng do Nhà nước ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Còn kỷ luật là những quy định, quy ước ở 1 tập thể, 1 cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn.
I. Đặt vấn đề:
- Chúng buôn bán thuốc phiện, hê rô in, mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước tiếp tay che dấu tội ác.
- Chúng gây ra cái chết trắng cho nhiều thế hệ của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác, gây thoái hoá giống nòi.
- Để chống lại bọn tội phạm có hiệu quả các chiến sĩ cần phải liêm chính, chí công vô tư, cảnh giác trước những cám dỗ ,mua chuộc của chúng. Luôn trau dồi phẩm chất đạo đức của người công an nhân dân để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
- Học sinh rất cần có tính kỷ luật và pháp luật vì kỷ luật và pháp luật là những chuẩn mực xã hội mà học ainh phải thực hiện hàng ngày.
 VD: + Kỷ luật: Tuân theo những nội qui của nhà trường, của tập thể lớp...
 + Pháp luật: Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, tuân theo những qui định của pháp luật.
 II. Nội dung bài học:
 1. Khái niệm:
 - Pháp luật là nguyên tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 - Kỷ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động, sự chặt chẽ của mọi người.
 - Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
 2. ý nghĩa:
 - PL và KL giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội một hướng chung.
 IV. Củng cố: (3 phút) 
 - Biểu hiện của pháp luật, kỉ luật
 - Ý nghĩa của việc thực hịên pháp luật và kỉ luật
 - Nhận xét giờ học.
 V. Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
 - Học bài,Tìm nguyên nhân gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người tham gia giao thông và nêu biện pháp khắc phục.
 - Chuẩn bị bài sau. Đọc và tìm hiểu về tính kỉ luật của học sinh.
 - Biện pháp rèn luyện kỉ luật đối với học sinh như thế nào?
Rút kinh nghiệm:
	- Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động.........................................
	- Nội dung kiến thức....................................................................................
	- Phương pháp giảng dạy..............................................................................
	- Hình thức tổ chức lớp học..........................................................................
 Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Pháp luật và kỉ luật (2).doc