Tiết 5, Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay - Trường THCS Vĩnh Thành

I.Mục tiêu :

 1. kiến thức: Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp : Hình trụ , hình nón , hình cầu.

 2. Kĩ năng: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ , hình nón , hình cầu.

 3.Thái độ: Có tinh thần tích cực trong thảo luận nhóm xây dựng bài, và yêu thích môn học.

II.chuẩn bị:

 1.Giáo viên:

- Tranh vẽ các hình bài 6

- Mô hình các khối tròn xoay (Hình trụ, hình nón, hình cầu,.).

- Tham khảo sách hình học không gian 11, sách hình học họa hình, vẽ kỹ thuật.

 2.Học sinh:

- Xem trước nội dung bài học ở nhà

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 5, Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay - Trường THCS Vĩnh Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2010 	 	 Tuần: 03 
Ngày dạy: 	 	 Tiết: 05
Bài 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY.
I.Mục tiêu :
 1. kiến thức: Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp : Hình trụ , hình nón , hình cầu.
 2. Kĩ năng: Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ , hình nón , hình cầu.
 3.Thái độ: Có tinh thần tích cực trong thảo luận nhóm xây dựng bài, và yêu thích môn học.
II.chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
- Tranh vẽ các hình bài 6
- Mô hình các khối tròn xoay (Hình trụ, hình nón, hình cầu,..).
- Tham khảo sách hình học không gian 11, sách hình học họa hình, vẽ kỹ thuật.
 2.Học sinh:
- Xem trước nội dung bài học ở nhà
 III. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định: ( 1’)
- Gv yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: ( không, do tiết trước thực hành)
 3. Bài mới: 
 ĐVĐ: (2’) Một vật thể có thể được tạo thành từ các khối tròn xoay. Để biểu diễn được hình chiếu của vật thể đó ta phải biết được hình chiếu của các khối tròn xoay. Vậy khối tròn xoay là gì? Hình chiếu của chúng ra sao? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
 Triển khai: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
T.gian
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay. 
Phương pháp: Trực quan_ vấn đáp_Nhóm.
- Gv: Thông báo trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường hay dùng các đồ vật có hình dạng tròn xoay như: Bát, đĩa, chai.Vậy các đồ vật đó được tạo ra bằng cách nào? GV cho hs dự đoán?
- HS: Suy nghĩ và dự đoán kết quả.
- Gv: cho hs quan sát hình 6.1 và gợi ý hs trả lời.
- Hs lắng nghe, quan sát và trả lời: Sử dụng bàn xoay.
- GV cho HS quan sát mô hình kết hợp với tranh ảnh các khối tròn xoay (h 6.2) và hỏi : Các khối tròn xoay có tên gọi là gì ? Chúng được tạo thành như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm (2 em cùng bàn) (3’) để điền vào chổ trống các cụm từ : Hình tam giác vuông, nữa hình tròn , hình chữ nhật 
- GV gọi HS hoàn thành các mệnh đề.
- Hs: Lần lượt hoàn thành.
- GV nhận xét và giải thích thêm dựa trên mô hình thật
- HS Quan sát, lắng nghe
- Gv: Em hãy kể một số vật thể có dạng các khối tròn xoay mà em biết?
- Hs: Nón lá, Lon sữa,.
- GV : Các vật thể nêu trên gọi chung là khối tròn xoay. Vậy khối tròn xoay được tạo thành như thế nào ?
- HS : Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định ( trục quay của hình ).
- GV: Nhận xét – Kết luận
- GV: Lưu ý thêm cho hs về hình dạng đáy của các khối tròn xoay
10’
I.Khối tròn xoay :
 - Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định ( trục quay của hình ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón , hình cầu .
Phương pháp: Thảo luận nhóm_ Trực quan_ vấn đáp.
Hình trụ:
- GV: cho HS quan sát mô hình và bản vẽ của hình trụ ( Đặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu bằng ) và hỏi:
+ khi nhìn từ trước tới ( hướng chiếu đối diện) các em thấy được mặt nào của hình trụ? Thu được hình chiếu gì? và có hình dạng gì?
- HS: Quan sát và lần lượt trả lời:
+ Mặt trước, hình chiếu đứng, hình chữ nhật.
- GV : Nhận xét và hỏi: trên các hình chiếu thể hiện kích thước gì?
- HS: Đứng: chiều cao và đường kính đáy.
- Gv: Nhận xét _ kết luận và ghi vào các ô trong bảng 6.1
Hình Nón, hình cầu:
- GV: cho HS quan sát mô hình,ảnh và của hình nón, hình cầu, yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng 6.2, 6.3 (sgk)
- HS quan sát và tiến hành thảo luận nhóm (4 nhóm trong 5’)
- GV: Theo dõi hướng dẫn, hết giờ gv yêu cầu hs lên hoàn thành, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét và hướng dẫn thêm trên mô hình
GV: Lưu ý: 
+ Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu và gồm những hình chiếu gì ?
+ Để xác định các khối tròn xoay cần có các kích thước nào ?
- HS : Muốn vẽ hình chiếu của các khối tròn xoay thường chỉ cần vẽ 2 hình chiếu , một hình chiếu thê hiện đường kính mặt đáy tròn, một hình chiếu thể hiện chiều cao. .- GV nhận xét và kết luận chung.
25’
II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
 1. Hình trụ:
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Chữ nhật
h, d
Bằng
Hình tròn
Cạnh
Hình tròn
 2. Hình Nón:
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tam giác cân
h, d
Bằng
Hình tròn
Cạnh
Tam giác cân
3. Hình cầu:
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
Đứng
Tròn
d
Bằng
Tròn
Cạnh
Tròn
4.Củng cố: (5’)
GV: 
1. Khi quay một hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta thu được hình:
a. Nón
b. Cầu
c. Trụ
2. Hình chiếu bằng của hình trụ là hình: 
a. chữ nhật
b. Tam giác
c. Tròn
3. Hình chiếu đứng của hình nón là hình: 
a. Chữ nhật
b. Tam giác
c. Tứ giác.
- Gv cho hs nhắc lại hình chiếu của từng hình tròn xoay và nêu kích thước thể hiện được trên hình chiếu.
- Cho hs đọc lại phần ghi nhớ.
- Nếu còn thời gian cho hs làm bt trang 26 (Sgk) tại lớp.
5. Dặn dò: ( 2’)
Gv yêu cầu hs về làm bài tập sgk và học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Mỗi nhóm cuẩn bị giấy A4 và các dụng cụ vẽ cho tiết sau làm thực hành .
 à Gv nhận xét và đánh giá tiết học.
Ngày soạn: 22/08/2010 	 	 Tuần: 04 
Ngày dạy: 	 	 Tiết: 07
CHƯƠNG II. BẢN VẼ KĨ THUẬT
Bài 8: KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT-
HÌNH CẮT
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
- Biết và phân loại một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật .
- Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt 
- Rèn luyện trí tưởng tượng cho học sinh. 
 2. Kĩ năng: Nhận biết được hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật.
 3. thái độ: Yêu thích và có hứng thú học tập môn học.
II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ nội dung sgk, sgv, sách vẽ kĩ thuật,..
- Tranh vẽ các hình 8.1, 8.2 (sgk)
- Vật mẫu quả cam , mô hình ống lót.
- Bản vẽ ống lót.
 2.Học sinh:
- Xem trước nội dung bài học ở nhà.
III.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: ( 1’)
Gv: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
LT: Báo cáo sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 Gv: Yêu cầu hs nhắc lại vai trò của bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các giai đoạn nào của quá trình sản xuất?
 Hs: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống. Bản vẽ kĩ thuật được lập ra trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ghép, sửa chữa,....
 3. Bài mới: 
 ĐVĐ: (1’) Cho hs nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của chương I à Từ đó gv giới thiệu vào nội dung chương II. 
 Triển khai:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
T.gian
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về bản vẽ kĩ thuật 
Phương pháp: vấn đáp
Gv: Như chúng ta đã biết BVKT là một phương tiện thông tin dùng trong Sản xuất và đời sống.
HS: Lắng nghe
GV: Người thiết kế thể hiện ý đồ thiết kế thông qua phương tiện gi?
 HS: Bản vẽ kĩ thuật
Gv: Người công nhân muốn thi công sản xuất một sản phẩm phải dựa vào đâu?
Hs: Bản vẽ kĩ thuật.
GV kết luận: Các sản phẩm từ nhỏ đến lớn do con người làm ra đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật.Bản vẽ kĩ thuật được lập ra trong tất cả các quá trình sản xuất từ khâu: thiết kế, thi công, lắp gháp,
GV: treo tranh vẽ một bản vẽ kĩ thuật ( Bản vẽ ống lót ) 
- Hỏi: Bản vẽ ống lót bao gồm những nội dung gì ?
- HS trả lời : Hình vẽ , kí hiệu và các số liệu khác .
- GV : Giải thích, giới thiệu thêm và yêu cầu hs nêu khái niệm BVKT.?
Hs: Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ .
GV: Nhận xét, kết luận và ghi bảng.
Hs: Ghi bảng.
GV: Trong lĩnh vực sản xuất có rất nhiều lĩnh vực kinh tế, cho học sinh nhắc lại một số lĩnh vực đó.
HS: nhắc lại ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật đối với các lĩnh vực kĩ thuật .
à GV kết luận : Mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ của ngành mình . Trong đó có hai loại bản vẽ thuộc hai lĩnh vực quan trọng ( cơ khí và xây dựng ) . Cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị . Xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Gv: BVKT thường vẽ bằng gi?
Hs: Tay, dụng cụ vẽ,.
Gv: Nhận xét
Củng cố: Gv cho học sinh nhắc lại khái niệm bản vẽ kĩ thuật.
Chuyển ý: Gv nêu vấn đề muốn tìm hiểu cấu tạo bên trong của quả cam ta phải làm gì( kết hợp với vật thật) và cho học sinh dự đoán. Từ đó gv dẫn vào phần II.
15’
I. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
 Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ .
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt 
Phương pháp: Thảo luận nhóm- trực quan- vấn đáp
Gv: Chúng ta muốn tìm hiểu cấu tạo và hình dáng bên trong của thực vật cũng như động vật chúng ta phải làm gì?
Hs: Tiến hành giải phẩu và mổ.
Gv: Trong kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật được xây dựng trên cơ sở phương pháp các hình chiếu vuông góc, tuy nhiên để biểu diễn một cách rõ ràng các bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể người ta dùng phương pháp hình cắt
Gv: Cho hs quan sát hình 8.2 và giớ thiệu đây là quá trình vẽ hình cắt của chi tiết ống lót,
HS: Quan sát
GV:Cho hs thảo luận nhóm( 5 phút) tìm hiểu quá trình tạo thành hình cắt.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của gv.
Gv: cho hs trình bày, sau đó gv tiến hành làm mẫu, giải thích trên mô hình cho hs thấy rõ quá trình tạo thành hình cắt.
Hs:quan sát, tìm hiểu
GV: Yêu cầu một vài hs nêu khái niệm hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
HS: Một vài hs nêu
Gv: Nhận xét, kết luận và ghi bảng
Hs: ghi bảng	
GV: Lưu ý cho hs về mặt cắt ( Phần vật thể tiếp xúc với mp cắt, được kí hiệu gạch gạch), và việc cắt vật thể là tưởng tượng 
HS: Lắng nghe.
20’
II. Khái niệm về hình cắt 
 Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt (khi giả sử cắt vật thể) . Hình cắt dùng để biểu diễn rỏ hình dạng bên trong của vật thể . phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kí hiệu kẻ gạch gạch 
4. Củng cố: ( 4’) 
GV: Nêu một số câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: BVKT là bản vẽ trình bày các thông tin của sản phẩm dưới dạng:
Kí hiệu toán học.
Văn bản 
Hình vẽ và kí hiệu theo qui tắc thống nhất.
Tất cả đều sai.
Câu 2: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở:
	A. Trên mặt phẳng cắt.
	B. Sau mặt phẳng cắt
	C. Trước mặt phẳng cắt
	D. Bên trái mặt phẳng cắt
Câu 3: Phần vật thể tiếp xúc với mp cắt gọi là:
A. Hình cắt.
B. Mặt cắt
C. Hình chiếu
D. Chi tiết.
Hs: Lần lượt hoàn thành
GV: Hình cắt là gì? Công dụng của hình cắt là gì?
Hs: Trả lời theo nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
 - Yêu cầu hs về học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, và xem trước bài 9.
 - Gv nhận xét và đánh giá tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay - Trường THCS Vĩnh Thành.doc