Tiết 52, Bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới - Võ Kim Khan

a. Kiến thức: HS hiểu được:

- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực nam trái đất.

- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.

- Biết vấn đề môi trường cần quan tâm ở Châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

 b. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.

- Nhận dạng được một số loài động vật ở Nam Cực qua tranh ảnh.

- Rèn kĩ năng sống cho học sinh: tư duy, giao tiếp.

 c. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, đất nước con người. Biết bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường gây ra.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 52, Bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới - Võ Kim Khan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:./../ 20. KNS,THLH
Tiết CT: 52	 
Chương VIII: CHÂU NAM CỰC
1. Mục tiêu:
CHƯƠNG:
- Kiến thức: HS hiểu được đây là châu lục lạnh nhất nhưng địa hình của nó không phải là băng như ở Bắc Cực mà là đất liền bị băng hà bao phủ quanh năm.
- Kỹ năng: Xác định vị trí địa lí và địa hình của châu lục trên bản đồ các châu lục trên thế giới.
- Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, ham học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu thế giới xung quanh em.
 CHÂU NAM CỰC - 
 BÀI 47: CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
 a. Kiến thức: HS hiểu được:
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực nam trái đất.
- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Biết vấn đề môi trường cần quan tâm ở Châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
 b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.
- Nhận dạng được một số loài động vật ở Nam Cực qua tranh ảnh.
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh: tư duy, giao tiếp.
 c. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, đất nước con người. Biết bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường gây ra.
2. Chuẩn bị:
 a. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực. Phiếu học tập.
 b. Học sinh: bài soạn – tập bản đồ 7
 3. Phương pháp dạy học:
 - Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy phần I
 - Trực quan, nêu vấn đề – thuyết trình
 - Hình thức học: nhóm 
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
4.2. Kiểm tra bài cũ: GV sơ lược kết quả của bài kiểm tra.
4.3. Giảng bài mới: 
Khởi động: GV treo bản đồ thế giới lên bảng. Gọi HS lên xác định Châu Nam Cực. GV giới thiệu chương sẽ học. 
GV treo bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực lên bảng và giới thiệu đây là vùng đất “Cực lạnh”, xa xôi của Trái Đất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1(KNS) Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của Châu Nam Cực.
- GV chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm hoàn chỉnh một phiếu học tập.
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
? Quan sát H47.1 xác định vị trí, giới hạn, diện tích của Châu Nam Cực, bao bọc bởi đại dương nào?(3 đại dương).
? Qua đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu lục? (quanh năm giá lạnh).
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
? Quan sát H47.2 SGK/ 141 phân tích hai biểu đồ nhiệt độ cho nhận xét về khí hậu của Châu Nam Cực.
? Từ đó rút ra kết quả chung nhất về khí hậu Châu Nam Cực.
 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực và H47.3 SGK/141 nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực.
? Những lớp băng đó có ảnh hưởng gì đến tàu bè đi trên biển? Biện pháp khắc phục? (dùng chất nổ phá những khối băng trôi gây nên hiệu ứng nhà kính -> khí hậu nóng lên băng tan)
? Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con nguời trên Trái Đất.
- Hướng dẫn HS quan sát một số cảnh quan Nam Cực, giáo dục tư tưởng HS.
Nhóm 4: Phiếu học tập số 4
? Sinh vật ở Châu Nam Cực có đặc điểm gì? Phát triển như thế nào? Kể tên một số sinh vật điển hình.
? Nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng Châu Nam Cực và giải thích tại sao có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quí khác.
- HS trình bày kết quả – Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức
@. Lồng ghép: Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở Châu Nam Cực có ảnh hưởng gì tới môi trường sống của giới sinh vật? 
- GV liên hệ thực tế để chứng minh cho HS thấy được chính loài người là mối hiểm họa lớn nhất của loại cá voi xanh, Từ đó đã có luật bảo vệ loài cá này khỏi bị tuyệt chủng.
* Hoạt động 2(KNS) Tìm hiểu lịch sử khai phá Châu Nam Cực.
? Con người phát hiện ra Châu Nam Cực từ bao giờ.
- HS quan sát H 47.4/ 142 cho biết: 
? Bắt đầu từ thời gian nào việc nghiên cứu Châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ? (1957) Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu tại Châu Nam Cực (Nga, Hoa kì, Anh, Pháp )
- GV mở rộng kiến thức.
- Cần cho HS rõ nội dung của “Hiệâp ước Nam Cực” không phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở Châu Nam Cực, chỉ có nghiên cứu.
1. Khí hậu
a. Vị trí, giới hạn
- Gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa.
- Diệân tích: 14.1 triệu km2
b. Đặc điểm tự nhiên
 * Khí hậu:
- Là chậu lục lạnh nhất trên Trái Đất (nhiệt độ < O0C)
- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường > 60km/ giờ
* Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ, có thể tích trên 35 triệu km3, cao trung bình 2600 m.
+Nguyên nhân:do nhiệt độ O0C,có nơi 94.50C
* Sinh vật:
- Thực vật: không thể tồn tại được.Nguyên nhân:khí hậu giá rét.
- Động vật:phong phú,có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển sống ven lục địa.
* Khoáng sản: giàu than đá, sắt đồng, dầu mỏ, khí tự nhiện.
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực
Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực
Chưa có dân sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học đến đây nghiên cứu
Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
4.4. Củng cố và luyện tập:
 ? Xác định vị trí giới hạn và diện tích Châu Nam Cực trên bản đồ.
 ? Đặc điểm tự nhiên Châu Nam Cực có gì nổi bật.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 47
 - Chuẩn bị bài 48: “Châu Đại Dương” .Soạn bài theo sơ đồ tư duy.
 - Sưu tầm tài liệu, tìm hiểu về Châu Đại Dương được mệnh danh là “Thiên đường xanh” của Thái Bình Dương.
5. Rút kinh nghiệm
 Nội dung:	 
 Phương pháp: 	 
 Tổ chức lớp:	
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
? Quan sát lược đồ H47.1 Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực, bao bọc bởi đại dương nào (3 đại dương)
? Qua đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu lục
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
? Quan sát H47.2 SGK phân tích hai biểu đồ nhiệt độ cho nhận xét về khí hậu của châu Nam Cực
? Từ đó rút ra kết quả chung nhất về khí hậu Châu Nam Cực
 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực + 47.3 SGK nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực
? Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con nguời trên Trái đất.
Nhóm 4: Phiếu học tập số 4
? Sinh vật ở Châu Nam Cực có đặc điểm gì? Phát triển như thế nào? Kể tên một số sinh vật điển hình
? Nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng Châu Nam Cực và giải thích tại sao có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quí khác
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1
? Quan sát lược đồ H47.1 Xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực, bao bọc bởi đại dương nào (3 đại dương)
? Qua đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu lục
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2
? Quan sát H47.2 SGK phân tích hai biểu đồ nhiệt độ cho nhận xét về khí hậu của châu Nam Cực
? Từ đó rút ra kết quả chung nhất về khí hậu Châu Nam Cực
 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực + 47.3 SGK nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực
? Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con nguời trên Trái đất.
Nhóm 4: Phiếu học tập số 4
? Sinh vật ở Châu Nam Cực có đặc điểm gì? Phát triển như thế nào? Kể tên một số sinh vật điển hình
? Nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng Châu Nam Cực và giải thích tại sao có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quí khác

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 47. Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới - Võ Kim Khan - Trường THCS Cầu Khỏi.doc