a. Kiến thức: HS hiểu được:
- Vị trí địa lí, giới hạn Châu Đại Dương gồm bốn quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Đặc điểm tự nhiên của lục địa Ô-xtrây-li-a và các quần đảo.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích các bản đồ khí hậu xác định mối quan hệ giữa khí hậu và thực, động vật.
c. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, đất nước con người.
Ngày dạy:// 20 Tiết CT: 53 Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG 1.Mục tiêu: CHƯƠNG - Kiến thức: HS nắm được đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của toàn Châu Đại Dương, nguồn gốc của các đảo, sự đa dạng của các chủng tộc. - Kỹ năng: Củng cố và rèn lụên kỹ năng phân tích một sự vật hiệân tượng địa lí, đọc bản đồ và xác lập mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng địa lí. - Thái độ: HS tích cực học tập, có lòng yêu thiên nhiên đất nước, con người. Bài 48 THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG a. Kiến thức: HS hiểu được: - Vị trí địa lí, giới hạn Châu Đại Dương gồm bốn quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a. - Đặc điểm tự nhiên của lục địa Ô-xtrây-li-a và các quần đảo. b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích các bản đồ khí hậu xác định mối quan hệ giữa khí hậu và thực, động vật. c. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, đất nước con người. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương. Phiếu học tập. b. Học sinh: bài soạn – tập bản đồ 7 3. Phương pháp dạy học: - Quan sát, so sánh. - Hình thức học: nhóm 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập 4.2 Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày sơ lược lịch sử khám phá và nghiên cứu của Châu Nam Cực? ? Chọn đáp án đúng nhất: Vị trí địa lí Châu Nam Cực có đặc điểm độc đáo là: a. Bao quanh cực Nam Trái Đất b. Nằm từ vòng cực Nam đến cực Nam c. Tiếp giáp cùng lúc 3 đại dương trên Trái Đất. d. Nằm ngay trên cực Nam của Trái Đất. e. Tất cả đều đúng - Khám phá cuối thế kỉ 19, không có dân cư sinh sống vĩnh viễn, không có sự phân chia lãnh thổ. - e. Tất cả đều đúng 4.3 Giảng bài mới: Khởi động: Nằm tách biệt với các Châu Phi, Mỹ, Á, Âu, có một miền đại dương lấm chấm những đảo lớn, nhỏ rải rác trên diện tích khoảng 8,5 triệu km2 giữa Thái Bình Dương mênh mông đó là Châu Đại Dương, về phương diện địa lí, thiên nhiên châu lục độc đáo này có đặc điểm như thế nào? Ta cùng tìm hiểu qua bài: “Thiên nhiên Châu Đại Dương” Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí địa hình của Châu Đại Dương. GV giới thiệu chung về Châu Đại Dương: Gần đây được gộp từ 2 châu: Châu Đại Dương và Châu Úc. - Quan sát bản đồ (H48.1 SGK) xác định: ? Vị trí lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương. (nằm giữa Thái Bình Dương) ? Lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc bán cầu nào? (bán cầu nam) Giáp với biển và đại dương nào. (HS trả lời) - GV chia lớp 4 nhóm: 5’. Mỗi nhóm/1 quần đảo ? Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc Châu Đại Dương. Tên quần đảo Vị trí giới hạn Các đảo lớn Nguồn gốc Mê-la-nê-di Từ xích đạo – 240N Niu-ghi-nê, Xa-lô-môn Đảo lục địa Niu-di-len 330N-470N Đảo Bắc, Đảo Nam Đảo lục địa Mi-crô-di 100N-280B Gu-am Đảo san hô Po-li-nê-di 230-280N phía đông KT 1800 Ha-oai Hô-nô-lu-lu Đảo núi lửa và đ. san hô Gọi HS trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. ? Địa hình chủ yếu của Châu Đại Dương là gì? - Gọi HS xác định các địa hình từ phía nam dọc theo phía tây kinh tuyến 1800 tây và đông * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, thực vật và động vật của Châu Đại Dương. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: phân tích biểu đồ nhiệt ẩám H48.2 SGK. - Mỗi nhóm phân tích, thảo luận một biểu đồ. - Đại diện nhóm lên điền vào nội dung bảng sau: - GV chuẩn kiến thức theo bảng: Tên đảo Chỉ tiêu so sánh các yếu tố khí hậu Gu-am Nu-mê-a Lượng mưa nhiều nhất Khỏang 2.200mm/năm Khỏang 1.200mm/năm Các tháng mưa nhiều nhất Tháng: 7, 8, 9, 10 Tháng: 11, 12, 1, 2, 3, 4 Nhiệt độ cao nhất tháng nào 280C tháng 5, 6 260C tháng 1, 2 Nhiệt độ thấp nhất tháng nào 260C tháng 1 200C tháng 1, 2 Chênh lệch tháng cao nhất và thấp nhất 20C 60C Kết luận: Đặc điểm chế độ nhiệt, ẩm - Tổng lượng mưa 2 đảo cao (Gu-am mưa nhiều hơn). - Chế độ nhiệt điều hòa. ? Hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu các đảo thuộc châu Đại Dương. ? Nguyên nhân nào khiến Châu Đại Dương được gọi là “thiên đường xanh” của Thái Bình Dương (khí hậu-động vật phong phú) ? Dựa vào H48.1 SGK giải thích vì sao đại bộ phận Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. (Ảnh hưởng chí tuyến nam + phía đông có dải Trường Sơn chắn gió, trung tâm có đb thấp khuất gió + dòng biển lạnh) ?Nêu tên các loài động vật sống ở đây? ?Quần đảo Nui-di-len và phía Nam O-xtray-li-a có khí hậu gì ?Tài nguyên quan trọng của châu lục là gì? 1. Vị trí địa lý – địa hình: - Châu Đại Dương gồm: + Lục địa Ô-xtrây-li-a,các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương + Bốn quần đảo. Mê-la-nê-di, Niu-di-len, Mi-crô-di, Pô-li-nê-di - Địa hình chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô. 2. Khí hậu - thực vật - động vật. - Phần lớn các đảo có khí hậu nhịêt đới, nóng ẩm, mưa nhiều,rừng rậm nhiệt đới phát triển. +Nguyên nhân: khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều. - Giới sinh vật phong phú: gồm rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa mùa nhiệt đới. Động vật bao gồm nhiều loại hải sản. - Lục địa O-xtray-li-a - Phần lớn lục địa là hoang mạc + Nguyên nhân: ảnh hưởng chí tuyến Nam, cộng với phía đông có dãy Trường Sơn chắn gió ,cộng với dòng biển lạnh, -Có nhiều động vật độc đáo nhất thế giới như: các loài thú có túi nhu cáo mỏ vịt,căng-gu-ru, + Nguyên nhân:phần lớn diện tích là hoang mạc. -Quần đảo Nui-di-len và phía Nam O-xtray-li-a có khí hậu ôn đới. - Biển và đại dương là nguồn tài nguyên quan trọng của châu lục 4.4 Củng cố và luyện tập: ? Xác định vị trí giới hạn các đảo trên bản đồ. ? Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 48. - Chuẩn bị bài 49: “Dân cư – kinh tế Châu Đại Dương”.Soạn theo sơ đồ tư duy. ? Đặc điểm dân cư Châu Đại Dương. ? Sự phát triển kinh tế – xã hội Châu Đại Dương. 5. Rút kinh nghiệm Nội dung: Phương pháp: Tổå chức lớp:
Tài liệu đính kèm: