I. MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết và hiểu tính chất vật lý và hoá học của nước.
- Biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức cho nguồn nước không bị ô nhiễm .
2. Kỹ năng
- Thực hành thí nghiệm và nhận xét thí nghiệm.
- Viết các PTHH và cân bằng hóa học.
- Biết sử dụng quỳ tím để nhận biết 1 số dung dịch axit và bazơ cụ thể.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, hăng hái xung phong phát biểu ý kiến.
- Sử dụng các kiến thức, khả năng tư duy để làm bài tập.
Họ và tên: ĐoànKhánhHuyền Giáo viên hướng dẫn: LêThịThanh Loan Tiết 54: BÀI 36 – NƯỚC(tiết 2) MỤC ĐÍCH BÀI HỌC Kiến thức Biết và hiểu tính chất vật lý và hoá học của nước. Biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức cho nguồn nước không bị ô nhiễm . Kỹ năng Thực hành thí nghiệm và nhận xét thí nghiệm. Viết các PTHH và cân bằng hóa học. Biết sử dụng quỳ tím để nhận biết 1 số dung dịch axit và bazơ cụ thể. Thái độ Nghiêm túc học tập, hăng hái xung phong phát biểu ý kiến. Sử dụng các kiến thức, khả năng tư duy để làm bài tập. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình. Vấn đáp. Thảo luận. CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án word, powerpoint. Phiếu học tập. Bảng trắng, bút viết bảng. Sách giáo khoa, sách bài tập hóa học 8. Hoá chất :Phenolphtalein, Na, vôi sống, P, nước. Dụng cụ : 2 cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, giá , diêm, đèn cồn, kẹpsắt Học sinh Kiến thức cũ. Dụng cụ học tập đầy đủ. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Tính chất vật lý của nước: trạng thái, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ sôi và nhiệt độ hóa rắn, khối lượng riêng, sự hòa tan các chất khác. Tính chất hóa học của nước: Tác dụng với một số kim loại tạo bazo tương ứng (làm giấy quỳ có màu xanh) và giải phóng khí hidro. Tác dụng với một số oxit bazo tạo bazo tương ứng. Tác dụng với một số oxit axit tạo axit tương ứng (làm giấy quỳ có màu đỏ). Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Bảo vệ nguồn nước. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG(45 phút) Ổn định lớp (5 phút) Kiểm tra bài cũ: Nước có thành phần hóa học như thế nào? Viết phương trình phản ứng tổng hợp nước và phân loại phản ứng? Tiến trình giảng dạy (40phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của nước (5phút) 1. Quan sát mẫu vật -Yêu cầu 1: Quan sát 1 cốc nước và nhận xét trạng thái, màu, mùi, vị. - Yêu cầu 2: Đọc sgk và cho biết: +Nhiệt độ sôi. +Nhiệt độ hoá rắn. +Khối lượng riêng. +Khả năng hoà tan. 2. Nhận xét, chốt kiến thức 1. Quan sát và ghi chép. - Quan sát, trả lời. +Chất lỏng, không màu – mùi – vị. +Sôi: 1000C (p = 1atm). +Nhiệt độ rắn 00C. +D = 1 g/ml. +Hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí. - Lắng nghe, ghi chép I.Tính chất vật lý của nước 1. Quan sát mẫu 2.Tính chất vật lý của nước +Chất lỏng, không màu – mùi – vị. +Sôi: 1000C (p = 1atm). +Nhiệt độ hóa rắn 00C. +D = 1 g/ml. +Hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của nước (33phút) 1. Chuẩn bị: ( 2phút) - Chia 4 nhóm: - Phát phiếu học tập và bảng phụ cho các nhóm. - Giới thiệu dụng cụ, hóa chất: +Hoá chất :Giấychỉ thị, natri, vôi sống, phốt pho đỏ, nước. +Dụng cụ : 2 cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, giá , diêm, đèn cồn, kẹp sắt. - Yêu cầu 1: đọc sgk và nêu các thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. - Nhắc học sinh cách thử dung dịch bằng giấy pH trước và sau PU. - Yêu cầu 2: Lấy dụng cụ, hóa chất về nhóm làm thí nghiệm 1,2 - Giáo viên làm thí nghiệm 3: Đốt P trong không khí. Đưa phốt pho đang cháy vào bình oxi Rót một ít nước vào bình đựng P2O5, lắc đều. Nhúng quì tím vào dung dịch thu được 2. Kết quả thí nghiệm - Yêu cầu 3: Trình bày hiện tượng. - Nhận xét và chốt kiến thức a. Thí nghiệm 1: Tác dụng với kim loại. -Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường: Ca, K, Na, Ba Hợp chất tạo thành làm giấy chỉ thị có màu xanh→bazơ : bazơ có công thức gồm nguyên tử kim loại liên kết với-một hoặc nhiều nhóm OH VD: Ca(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, KOH. - Yêu cầu: Viết PTHH của nước tác dụng với kim loại tạo thành các hợp chất trên. b. Thí nghiệm 2:tác dụng với một số oxit bazơ. - Nhận xét. Vậy hợp chất tạo thành là gì?Lập công thức hoáhọc? Yêu cầu: Viết phương trình phản ứng của nước tác dụng với oxit bazo tạo thành 4 hợp chất trên c. Thí nghiệm 3: tác dụng với một số oxit axit. -Nước hoá hợp với nhiều oxit axit khác: SO2, SO3, N2O5 tạo axit tươngứng. - Yêu cầu: Viết PTHH của nước tác dụng với các oxit axit trên tạo thành các axit tương ứng sau: H2SO3, H2SO4, HNO3 1.Chuẩn bị làm thí nghiệm -Lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - Làm thí nghiệm. - Quan sát, điền vào phiếu học tập 2. Trình bày kết quả thí nghiệm a. Thí nghiệm 1 - Cho miếng Na vào cốc nước Miếng Na chạy nhanh trên mặt nước, nóng chảy thành giọt tròn. Có khí thoátra. Khí thoát ra là H2. -Nhỏ 1 giọt dung dịch vào mẩu giấy pH. Giấy có màu xanh. 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 -Lắng nghe, ghi chép - 2K + 2H2O à 2KOH + H2 Ca + 2H2O à Ca(OH)2+ H2 Ba + 2H2O à 2Ba(OH)2 + H2 b. Thí nghiệm 2 Cho một miếng vôi nhỏ vào cốc thuỷ tinh, rót một ít nước vào vôi sống Nhỏ 1 giọt dung dịch vào mẩu giấy chỉ thị. Giấy có màu xanh. +Có hơi nước bốc lên. +CaO rắnàchất nhão. +Phản ứng toả nhiệt. +Quì tímàxanh. -Là một bazơ. - Ca(OH)2. - CaO + H2O à Ca(OH)2. Na2O + H2O à 2NaOH K2O + H2O à KOH.BaO + H2O à Ba(OH)2. c. Thí nghiệm 3 -P2O5 tan trong nước. -Dung dịch àquỳ tím hoá đỏ. P2O5 + 3H2O à 2H3PO4. - Lắng nghe, ghi chép. - N2O5 + H2O à 2HNO3. SO2 + H2O à H2SO3. SO3+ H2O àH2SO4. II. Tính chất hoá học: 1.Tác dụng với kim loại mạnh: Na + H2O àNaOH + H2↑ Natri Natri hidroxit Còn một số kim loại khác có thể tác dụng với nước: Ca, Ba, K... 2. Tác dụng với một số oxit bazơ. CaO + H2O à Ca(OH)2 (bazơ). Þ Dung dịch bazơ Làm giấy pH có màu xanh. Còn một số oxit khác có thể tác dụng với nước: Na2O, K2O, BaO 3.Tác dụng với một số oxit axit. P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 (axit). Þ Dung dịch axit làm đổi màu giấy pH thành đỏ. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của nước và bảo vệ nguồn nước(2 phút) 1. Vai trò của nước. - Yêu cầu : đọc sgk và nêu tóm tắt vai trò của nước 2. Làm thế nào đểbảo vệ nguồn nước? - Duy trì sự sống cho con người và sinh vật. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp III. Vai trò của nước VI. DẶN DÒ. - Bài 4 sgk - Đọc bài sau.
Tài liệu đính kèm: