Tiết 59: Đa thức một biến - Nguyễn Hoàng Tịnh Thủy

II / Chuẩn bị:

1)Giáo viên:

-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3

-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài

-Lớp học chia làm 6 nhóm

-Bảng phụ

2)Học sinh:

-Ôn kiến thức: Đa thức. xem trước bài. MTBT

-Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận

III / Kiểm tra bài cũ:

 Cho hai đa thức :

 A = x2 – 3xy + 5 – 2y2 – 1 + 5xy –2x2 + y2

 B =

 a/ Thu gọn hai đa thức trên, xác định bậc.

 b/ Tính giá trị của biểu thức A tại x = 3 ; y= 5

 c/ Tính A+B; A-B

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 59: Đa thức một biến - Nguyễn Hoàng Tịnh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59_Tuần 29/HK2 ĐA THỨC MỘT BIẾN
Ngày soạn: 10/3/2009 Gv:Nguyễn Hoàng Tịnh Thuỷ 
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức: 	
*Học sinh biết kí hiêu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến.
*Biết tìm bậc của đa thức một biến, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do.
2/Về kĩ năng:
* Biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến.
*Có kỹ năng tìm bậc của đa thức một biến, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do.
3/Về tư duy,thái độ:
*Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, linh hoạt trong tính toán ,hứng thú trong học toán
II / Chuẩn bị:
1)Giáo viên: 
-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3
-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài
-Lớp học chia làm 6 nhóm
-Bảng phụ 
2)Học sinh:
-Ôân kiến thức: Đa thức. xem trước bài. MTBT 
-Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận
III / Kiểm tra bài cũ:
 Cho hai đa thức :
	A = x2 – 3xy + 5 – 2y2 – 1 + 5xy –2x2 + y2
	B = 
	a/ Thu gọn hai đa thức trên, xác định bậc.
	b/ Tính giá trị của biểu thức A tại x = 3 ; y= 5
	c/ Tính A+B; A-B
IV/ Tiến trình bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đa thức một biến
GV giới thiệu đa thức một biến
A(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + là đa thức của biến x
B(y) = 7y2- 3y +5 là đa thức của biến y 
-Thế nào là đa thức 1 biến?
-Tại sao là đơn thức của biến x?
-Tại sao 5 là đơn thức của biến y?
-Vậy Mỗi số được coi là1 đa thức 1biến
-Giá trị của A(x) tại x = -2? 
-Ta kí hiệu là A(2) = -253,5
-Xác định bậc của A(x),B(y) ?
Hoạt động 2: Sắp xếp 1 đa thức 
Cho HS tự nghiên cứu SGK
-Để sắp xếp các hạng tử của đ thức , trước hết ta phải làm gì?
-Có mấy cách sắp xếp? 
-Thực hiên cụ thể
Y/c đọc phần nhận xét và chú ý
Hoạt động 3: Hệ số 
Hệ số của các hạng tử của đa thức trên là số nào?
Gv giới thiệu như SGK
Hệ số cao nhất là mấy?
Hệ số tự do là mấy? 
Viết đa thức f(x) ở trên từ luỹ thừa cao nhất đến luỹ thừa thấp nhất.
Hoạt động 4: Cũng cố
Bài 39 , 40 trang 43
Y/c của bài toán?
-Gọi 4 HS lên bảng ( 1 bài 2 HS)
-GV chấm 3 tập làm nhanh,3 tập của HS yếu
-GV chốt lại
HS theo dõi
Vài HS trả lời
HS: Vì = x0
HS: vì 5 = 5y0
2HS lên bảng
HS nhận xét 
HS làm ?1 và ?2 SGK/ 41
Nhận xét
2HS đáp
HS thực hiện
HS: thu gọn đa thức
HS: có 2 cách
2HS lên bảng
Nhận xét
HS làm ?3 và ?4 SGK /42
Nhận xét
HS đọc
HS: 6 ; 7 ; - ; 
-4 HS đại diện 4 nhóm lên bảng làm bài
-Cả lớp làm vào vở
-Nhận xét,đánh giá bài làm của bạn
1/ Đa thức một biến 
*Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến 
VD: 
A(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + là đa thức của biến x
B(y) = 7y2- 3y +5 là đa thức của biến y 
*Mỗi số được coi là1 đa thức 1biến
*A(-2) = 6(-2)5 +7(-2)3-3(-2) + 
 = -253,5 là giá trị của đa thức tại x = -2
*Bậc của đa thức một biến (khác đa thức 0, đã thu gọn ) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó
VD: 
A(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + có bậc 5
B(y) = 7y2- 3y +5 có bậc 2
2 / Sắp xếp một đa thức:(đã thu gọn)
Sắp xếp các hạng tử theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến 
VD : P(x) = 6x + 3 - 6x2 + x3 + 2x4 
Sx theo luỹ thừa giảm:
 P(x) = 2x4 + x3 - 6x2 + 6x + 3
Sx theo luỹ thừa tăng :
 P(x) = 3 + 6x - 6x2 + x3 + 2x4
Nhận xét: Đa thức bậc 2 của biến x
có dạng :ax2 +bx +c ,trong đó a, b , c là các số cho trước và a ≠ 0
Các chữ a,b,c gọi là hằng.
3/ Hệ số:
Cho f(x) = 6x5 + 7x3 –x + 
Ta có: 
6 là hệ số của luỹ thừa 5(hệ số caonhất)
7 là hệ số của luỹ thừa 3
-là hệ số của luỹ thừa 1
là hệ số của luỹ thừa 0 (hệ số tự do)
Ta viết đầy đủ là:
f(x) = 6x5 +0x4+ 7x3 +0x2–x + 
Bài 39, 40 trang 43
a/ P(x)= 2 + 5x2-3x3+4x2-2x-x2+6x5
 = 6x5 – 4x2+9x2-2x+2
b/ Hệ số của luỹ thừa bậc 5 là 6
 Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là -4
 Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 9
 Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -2
 Hệ số tự do là 2
Bài 40 trang 43
a/ Q(x)= -5x6 +2x4 +4x3 +4x2 -4x -1
b/ Hệ số khác 0 của Q(x) là : -5 , 2 , 4 , 4 , -4 , -1
V/Đánh giá kết thúc bài học,giao nhiệm vụ về nhà:
*Nhận xét đánh giá giờ học,động viên nhắc nhở HS 
*Hướng dẫn BTVN: a/ Học bài
 b/ Làm bài tập 42, 43, trang 43
 c/ Xem trước bài “ Cộng và trừ đa thức một biến”
 *RKN:
 _______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Đa thức một biến - Nguyễn Hoàng Tịnh Thủy.doc