I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucozơ.
Nắm được tính chất hóa học của glucozơ: Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu của glucozơ.
Biết được một số ứng dụng quan trọng của glucozơ: Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật và rút ra được nhận xét.
Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của glucozơ.
Phân biệt được dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào đời sống.
II.CHUẨN BỊ
1. Gáo viên:
- Soạn bài trước ở nhà.
- Bảng phụ, tranh ảnh.
- Dụng cụ và hóa chất.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Trường: THCS Hùng Vương Ngày soạn: 31/03/2013 Lớp: 9Đ Ngày dạy : 03/04/2015 Người soạn: Trương Đình Nhất Tiết 61 BÀI 50: GLUCOZƠ CTPT : C6H12O6 PTK: 180 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucozơ. - Nắm được tính chất hóa học của glucozơ: Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu của glucozơ. - Biết được một số ứng dụng quan trọng của glucozơ: Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật. 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật và rút ra được nhận xét. - Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của glucozơ. - Phân biệt được dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic. 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào đời sống. II.CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: - Soạn bài trước ở nhà. - Bảng phụ, tranh ảnh. - Dụng cụ và hóa chất. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề kết hợp với đàm thoại, trực quan. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp. - Vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đặt vấn đề: (2 phút) Trong thiên nhiên có rất nhiều hợp chất gluxit (cacbonhiđrat), chúng tồn tại chủ yếu ở 2 dạng: dạng đường và dạng bột. Dạng đường như: Glucozơ, fructozơ, saccarozơ...., còn dạng bột như tinh bột. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đường glucozơ, để biết glucozơ có ở đâu, nó có tính chất vật lí và tính chất hóa học gì? Vì sao glucozơ có tầm quan trọng trong công nghiệp và đời sống Thầy và các em cùng tìm hiểu tiết 61, bài Glucozơ. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Trạng thái tự nhiên - Tính chất vật lí của glucozơ” (8 phút) GV: Để biết glucozơ có ở đâu và có những tính chất vật lí gì? Chúng ta tìm hiểu phần I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của glucozơ. GV: Quan sát hình ảnh kết hợp với kiến thức SGK, em hãy cho biết glucozơ có ở đâu? GV: Vì sao glucozơ còn có tên gọi khác là “đường nho”? GV: Trong máu chúng ta có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi là 0,1%. GV: Em hãy quan sát ống nghiệm chứa glucozơ. GV: Hãy cho biết trạng thái, màu sắc của glucozơ? GV: Khi ăn nho chín, ta cảm thấy vị gì? GV: Vậy, theo em glucozơ có vị gì? GV: Cho một ít glucozơ vào cốc nước, khuấy đều. Hãy nhận xét tính tan của glucozơ trong nước? GV: Nhận xét, kết luận. HS: Glucozơ có trong các bộ phận của cây như rễ, hoa, lá..., có nhiều trong quả chín. Ngoài ra, glucozơ còn có trong cơ thể của con người và động vật. HS: Vì glucozơ có nhiều trong quả nho chín. HS: Quan sát. HS: Glucozơ là chất kết tinh, không màu. HS: Khi ăn nho chín, ta cảm thấy vị ngọt. HS: Glucozơ có vị ngọt. HS: Glucozơ tan tốt trong nước. HS: Nhận xét. I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí - Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, có cả trong máu cơ thể người và động vật. - Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là “đường nho”. - Glucozơ là chất kết tinh không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Tính chất hoá học của glucozơ” (20 phút) GV: Nghiên cứu kiến thức SGK, em cho biết glucozơ có những tính chất hóa học nào? GV: Ngoài ra, glucozơ còn có thể tác dụng với Cu(OH)2, thuốc thử Feling, tác dụng với H2 tạo thành sobitol... Hôm nay Thầy và các em sẽ nghiên cứu 2 phản ứng quan trọng và có nhiều ứng dụng trong đời sống của glucozơ: Phản ứng oxi hóa glucozơ và phản ứng lên men rượu. Chúng ta cùng tìm hiểu phần II. Tính chất hóa học. GV: Tìm hiểu chính chất hóa học đầu tiên của glucozơ: Phản ứng oxi hóa glucozơ. GV: Em hãy đọc thí nghiệm SGK trang 151. GV: Tiến hành thí nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NH3, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. GV: Khi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng thì hiện tượng gì xảy ra? GV: Đã có phản ứng hóa học xảy ra. Em hãy giải thích hiện tượng trên? GV: Vậy chất mới sinh ra màu trắng bạc bám trên thành ống nghiệm là chất gì? GV: Em hãy lên bảng viết phương trình hóa học minh họa? GV: Nhận xét. GV: Vì sao phản ừng trên được gọi là phản ứng tráng gương? GV: Phản ứng thứ 2 của glucozơ cũng không kém phần quan trọng trong đời sống: Phản ứng lên men rượu. GV: Ở nhiều gia đình, sau khi ủ nho thì sản phẩm người ta thu được là gì? GV: Ngoài rượu etylic, thì sản phẩm phụ của quá trình lên men rượu là gì? GV: Em hãy viết phương trình hóa học phản ứng lên men rượu của glucozơ? GV: Hiện nay rượu Vang được sản xuất chủ yếu từ quả nho đã chiếm một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. GV: Khi lên men rượu từ gạo thì ta cũng thu được rượu etylic. GV: Nhận xét, sửa chữa. HS: Glucozơ có 2 tính chất hóa học quan trọng là: Phản ứng oxi hóa glucozơ và phản ứng lên men rượu. HS: Đọc thí nghiệm SGK. HS: Quan sát thí nghiệm. HS: Khi đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng thì thành ống nghiệm sáng bóng như gương. HS: Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hóa glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim loại bạc. HS: Chất mới sinh ra màu trắng bạc bám trên thành ống nghiệm là lớp kim loại bạc. PTHH: C6H12O6 + Ag2O/dd NH3 C6H12O7 + 2Ag HS: Nhận xét. HS: Vì phản ứng giải phóng lớp bạc được ứng dụng vào việc tráng gương. HS: Sau khi ủ nho thì sản phẩm người ta thu được là rượu nho (rượu etylic). HS: Sản phẩm phụ của quá trình lên men là khí CO2 HS: PTHH Men rượu Men rượu 30 - 32oC C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 II. Tính chất hoá học Phản ứng oxi hoá glucozơ * Thí nghiệm (SGK) * Hiện tượng: Có lớp chất màu trắng bạc bám trên thành ống nghiệm. * Giải thích: Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hóa glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim loại bạc. PTHH: C6H12O6 + Ag2O/dd NH3 C6H12O7 + 2Ag 2. Phản ứng lên men rượu PTHH: Men rượu 30 - 32oC C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 Hoạt động 3: Tìm hiểu về “Ứng dụng của glucozơ” (5 phút) GV: Vậy glucozơ còn có những ứng dụng nào khác? Thầy và các em cùng nghiên cứu phần III. Ứng dụng của glucozơ. GV: Các em quan sát hình ảnh kết hợp với kiến thức trong đời sống, hãy cho biết một số ứng dụng của glucozơ? GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Một số ứng dụng của glucozơ như: Pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương, tráng ruột phích, sản xuất rượu etylic... HS: Nhận xét. III . Ứng dụng - Glucozơ là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật. - Được dùng để pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng gương. Hoạt động 4: Cũng cố bài học (5 phút) Bài 1: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 ống nghiệm đựng dung dịch riêng biệt: glucozơ, axit axetic, rượu etylic. Bài 2: Khi lên men rượu từ glucozơ, người ta thu được 23 gam rượu etylic. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. b. Tính khối lượng glucozơ đã lấy ban đầu, biết hiêu suất quá trình lên men rượu là 90%. GV: Nhận xét, sửa chữa. Bài 1: Trích hóa chất đánh số thứ tự. Cho lần lượt quỳ tím vào 3 chất trên, chất nào làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic. Còn lại glucozơ và rượu etylic không hiện tượng, ta cho dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, chất nào xuất hiện kết tủa bạc là glucozơ, không hiện tượng là rượu etylic. PTHH: Bài 2: Men rượu PTHH: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 a. nC2H5OH = = 0,5 (mol) nCO2 = nC2H5OH = 0,5(mol) => V= 0,5.22,4 = 11,2 (l) b. nC6H12O6 = nC2H5OH = 0,25 (mol) Theo lí thuyết khối lượng glucozơ là: mC6H12O6 = 0,25.180 = 45 (g) Vì hiệu suất quá trình lên men là 90%, nên khối lượng glucozơ cần lấy ban đầu là: mC6H12O6 = = 50 (g) HS: Nhận xét. 4. Hướng dẫn tự học: (4 phút) a. Bài vừa học: - Học thuộc: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học của glucozơ. - Nêu được một số ứng dụng quan trọng của glucozơ. - Làm bài tập 2, 3 và 4 SGK, trang 152. b. Bài sắp học: Saccarozơ - Đọc và tìm hiểu bài trước. - Cho biết saccarozơ có ở đâu và một số ứng dụng quan trọng của saccarozơ? GVHD SVTT Ngô Đức Thường Trương Đình Nhất
Tài liệu đính kèm: