Tiết 62, Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình - Nguyễn Hữu Đức

I. Mục Tiêu:

1. Về kiến thức: Học sinh biết được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai. Biết lập phương trình cho bài toán thực tế.

2. Về kĩ năng:

- Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải phương trình bậc hai một ẩn.

- Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai.

3. Về thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Cẩn thận trong các bước giwiar bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.

II. Chuẩn Bị:

1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, máy chiếu, MTBT, bảng phụ, bảng hoạt động nhóm.

2. Học sinh: SGK, MTBT, xem lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8, cách giải phương trình bậc hai một ẩn x.

III. Tiến Trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:(2 phút)

Hãy nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập trình mà em đã được học ở lớp 8 ?

Nhắc lại: Giải bài toán bằng cách lập phương trình có bước sau:

Bước 1: Lập phương trình

- Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2: Giải phương trình

Bước 3: Trả lời

Đặt vấn đề: Ta đã được học giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8 và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ở chương trước. Hôm nay, chúng ta tiếp tục được học cách giải bài toán thực tế nữa, đó là giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1786Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 62, Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình - Nguyễn Hữu Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Ngày Soạn: 15/03/2011
Tiết: 62 Ngày dạy: 23/03/2011
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
I. Mục Tiêu:
1. Về kiến thức: Học sinh biết được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai. Biết lập phương trình cho bài toán thực tế.
2. Về kĩ năng: 
- Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải phương trình bậc hai một ẩn.
- Vận dụng được các bước giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai.
3. Về thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Cẩn thận trong các bước giwiar bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.
II. Chuẩn Bị:
1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, máy chiếu, MTBT, bảng phụ, bảng hoạt động nhóm.
2. Học sinh: SGK, MTBT, xem lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8, cách giải phương trình bậc hai một ẩn x.
III. Tiến Trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:(2 phút)
Hãy nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập trình mà em đã được học ở lớp 8 ?
Nhắc lại: Giải bài toán bằng cách lập phương trình có bước sau:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình
Bước 3: Trả lời
Đặt vấn đề: Ta đã được học giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8 và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ở chương trước. Hôm nay, chúng ta tiếp tục được học cách giải bài toán thực tế nữa, đó là giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.
3. Dạy bài mới:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI BẢNG
15/
Hoạt động 1: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai
3/
12/
-Cho học sinh đọc ví dụ trang 57-SGK.
-Hãy tóm tắt bài toán đã cho ?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Để giải bài toán này trước tiên ta cần lập bảng tóm tắt.
-Theo bài toán ta cần chọn ẩn như thế nào?
-Điều kiện của ẩn ở đây là gì ?
-Hãy biểu diễn mối tương quan giữa các đại lượng đã cho qua ẩn.
-Dựa vào dữ kiện nào của bài toán để lập phương trình ?
-Phương trình lập được có dạng phương trình nào đã học ?
-Để giải phương trình này ta cần quy về phương trình bậc hai một ẩn
-Dựa vào điều kiện của ẩn, ta chọn nghiệm như thế nào?
-Vậy trả lời cho bài toán như thế nào?
-Chính xác lại
-Đọc ví dụ
-Trả lời
-Tìm số áo của xưởng phải may trong một ngày theo kế hoạch.
-Lắng nghe
-Chọn x là số áo may trong 1 ngay theo kế hoạch.
-Điều kiện: xN, x >0
-Trình bày
-Dựa vào: 5 ngày trước khi hết thời hạn, xưởng đã may được 2650 áo.
-Phương trình chứa ẩn ở mẫu.
-Theo dõi
 x1 = 100 nhận 
 x2 = -36 loại
-Trả lời
Ví dụ: (SGK – trang 57)
Số áo
may trong
1 ngày
Số áo may
Số ngày
Kế hoạch
x
3000
Thực tế
x + 6
2650
 Gọi số áo phải may một ngày theo kế hoạch là x (xN, x >0)
 Thời gian quy định may xong 3000 áo là (ngày)
 Số áo thực tế may được trong một ngày là x + 6 (áo)
 Thời gian may xong 2650 áo là (ngày)
 Vì xưởng may xong 2650 áo trước khi hết hạn 5 ngày nên ta có phương trình:
Giải phương trình trên:
 3000(x + 6) -5x(x + 6) = 2650x
 hay x2 – 64x – 3600 = 0
 x1 = 32 + 68 = 100 (nhận)
 x2 = 32 – 68 = -36 (loại)
Trả lời: Theo kế hoạch, mỗi ngày xưởng phải may xong 100 áo.
8/
Hoạt động 2: Củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình
1/
5/
2/
-Gọi học sinh đọc ?1
-Hãy tóm tắt bài toán đã cho ?
-Tóm tắt lại bài toán
-Để giải bài toán này thầy chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 4 đến 6 học sinh). 
-Mỗi nhóm có một bảng hoạt động riêng, trên mỗi bảng các nhóm dành phần ở giữa ghi kết quả thảo luận chung của nhóm. Các thành viên ghi phần thảo luận của cá nhân ở phần riêng, sau đó nhóm trưởng lấy ý kiến chung của nhóm ghi vào phần giữa.
-Cho hai nhóm dán kết quả thảo luận.
-Cho nhóm khác nhận xét.
-Đánh giá hoạt động
-Chiếu lời giải bài toán
- Đọc ?1
-Tóm tắt bài toán
-Lắng nghe
-Chú ý theo dõi
-Xác định các nhóm
-Chú ý hướng dẫn
-Các nhóm hoạt động
(hoạt động nhóm phương pháp khăn trải bàn)
-Hai nhóm dán kết quả thảo luận
-Nhận xét
-Chú ý theo dõi
-Quan sát, sữa bài
?1 Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bé hơn chiều dài 4m và diện tích bằng 320 m2. Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất?
 Giải
 Gọi chiều rộng của mảnh đất là x (x > 0) (m)
 Khi đó chiều dài của mảnh đất là x + 4 (m)
 Diện tích của mảnh đất là: x.(x + 4) m2
 Do diện tích của mảnh đất là 320 m2 nên ta có phương trình: x.(x + 4) = 320
 hay x2 + 4x – 320 = 0
 Giải phương trình ta được:
 x1 = 16 (nhận)
 x2 = -20 (loại)
Vậy: Chiều rộng là 16 m
 Chiều dài là 20 m. 
10/
Hoạt động 3: Áp dụng giải bài tập
2/
5/
3/
-Gọi HS đọc bài 41-SGK
-Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán
-Chia lớp làm 4 nhóm, tham gia giải bài tập 41-SGK. Thời gian hoạt động là 5 phút.
- Cho 2 nhóm lên dán kết quả thảo luận
-Gọi 2 nhóm còn lại nhận xét
-Chính xác lại
-Đưa ra đáp án và hướng dẫn học sinh giải bài toán.
-Đọc bài 41
-Tóm tắt bài toán
-Các nhóm hoạt động
-Dán kết quả thảo luận
-Nhận xét
-Chú ý
-Theo dõi
Bài tập 41 (SGK, trang 58)
 Gọi số mà một bạn chọn là x (x ≠ 0) và số bạn kia chọn là x + 5
 Tích của hai số là x.(x + 5)
 Theo đầu bài ta có phương trình: x.(x + 5) = 150
 hay x2 + 5x – 150 = 0
 Giải phương trình, ta được:
 x1 = 10 ; x2 = - 15
Trả lời: -Nếu bạn Minh chọn số 10 thì bạn Lan chọn số 15 hoặc ngược lại.
 -Nếu bạn Minh chọn số -15 thì bạn Lan chọn số -10 hoặc ngược lại.
8/
Hoạt động 4: Trò chơi
1/
5/
2/
-Gọi HS đọc bài 43-SGK
-Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán
-Chia lớp làm 2 đội, tham gia giải bài tập 43-SGK, dưới hình thức ghép các bảng đã cho để có trình tự giải bài toán 43-SGK. Thời gian hoạt động là 5 phút.
-Kiểm tra lại kết quả ghép của hai nhóm
-Đánh giá kết quả thi đấu của hai đội.
-Chính xác lại
-Đưa ra đáp án và hướng dẫn học sinh giải bài toán.
-Cho học sinh về nhà tiếp tục giải phương trình đã lập ở bài 43
-Đọc bài 43
-Tóm tắt bài toán
-hai đội chơi nghe hướng dẫn hoạt động.
-Hai đội thi đấu
-Theo dõi, cùng kiểm tra
-Chú ý theo dõi
-Chú ý
-Theo dõi
-Lắng nghe
Bài tập 43 (SGK, trang 58)
 Gọi vận tốc của xuồng lúc đi là x km/h (x > 0) 
 Khi đó vận tốc lúc về là x – 5 km/h
 Thời gian đi 120 km là: 
 (giờ)
 Vì khi đi có nghỉ 1 giờ nên thời gian lúc đi hết tất cả là: (giờ)
 Đường về dài 120 + 5 = 125
 (km)
 Thời gian về là: (giờ)
 Theo đầu bài ta có phương trình 
 hay x2 – 10x – 600 = 0
 4. Củng cố (1 phút)
- Gọi HS phát biểu lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.
 5. Dặn Dò: ( 1 phút)
- Xem lại ví dụ và các bài tập đã hướng dẫn. Giải phương trình bài 43-SGK đã lập.
 - Làm các bài tập 47, 49, 50, 51, 52 phần luyện tập trang 59, 60 SGK.
 6. Nhận xét và đánh giá tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình - Nguyễn Hữu Đức - Trường THCS Phương Thịnh.doc