I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ
Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H10O5-)n
Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ : phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và iốt.
Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất
Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật .rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ.
Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.
Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng tinh bột hàng ngày sao cho hợp lí.
Tuần : 33 Ngày soạn: 01/04/2015 Tiết : 63 Ngày dạy: 07 /04/2015 Bài 52. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ - Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H10O5-)n - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ : phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và iốt. - Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất - Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật ...rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ. - Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh. - Phân biệt tinh bột với xenlulozơ. - Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc và sử dụng tinh bột hàng ngày sao cho hợp lí. 4. Trọng tâm: - Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (-C6H10O5- )n - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ : phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iốt. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực thực hành. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên và học sinh a. Giáo viên: - Hóa chất: Tinh bột, xenlulozơ, hồ tinh bột, Iôt. - Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, quẹt diêm. b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Trực quan – Đàm thoại – Làm việc SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Tên HS vắng học Lớp Tên HS vắng học 9A1 9A4 9A2 9A5 9A3 2. Kiểm tra bài cũ(8’): HS1: Nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học của saccarozơ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tinh bột và xenlulozơ là những gluxit có rất nhiều ứng dụng và thường được sử dụng trong đời sống. Vậy, tinh bột và xenlulozơ có tính chất, cấu tạo và ứng dụng như thế nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ(3’). -GV: Yêu cầu HS quan sát hình SGK, liên hệ thực tế và nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ và tinh bột. -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu trạng thái tự nhiên của xenlulozơ và tinh bột. I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Tinh bột: Lúa, ngô, sắn. - Xenlulozơ: Tre, gỗ, nứa. Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ(7’). -GV: Yêu cầu HS quan sát trạng thái, màu sắc của tinh bột và xenlulozơ. -GV: Làm thí nghiệm hòa tan tinh bột và xenlulozơ vào nước, đu nóng 2 ống nghiệm. -GV: Yêu cầu HS nêu kết luận về tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ. -HS: Quan sát và nêu trạng thái, màu sắc của tinh bột và xenlulozơ. -HS:Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. -HS: Nêu kết luận về tính chất vật lí và ghi vở. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Tinh bột là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan trong nước nóng tạo dd hồ tinh bột. - Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ(3’). -GV: Giới thiệu về đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ, giới thiệu các mắt xích cấu tạo nên phân tử tinh bột và xenlulozơ. -HS: Theo dõi SGK, lắng nghe và ghi vở các kiến thức trọng tâm. III. CẤU TẠO PHÂN TỬ - PTK rất lớn, gồm nhiều mắt xích - C6H10O5 – liên kết với nhau. - Công thức viết gọn là: ( - C6H10O5 - )n. Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ(10’). -GV: Giới thiệu về phản ứng thủy phân tinh tinh bột và xenlulozơ. Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH sảy ra. -GV: Ở nhiệt độ thường tinh bột và xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xúc tác của các enzym. -GV:Làm thí nghiệm tinh bột tác dụng với Iôt. -GV: Dựa vào thí nghiệm trên, Iôt dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại. -HS: Theo dõi và viết PTHH sảy ra. (- C6H10O5 - ) + nH2O nC6H12O6 -HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Theo dõi thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra trong quá trình tiến hành. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng thủy phân: (- C6H10O5 - ) + nH2O nC6H12O6 2. Tác dụng của tinh bột với Iôt Tinh bột + Iôt Mất màu xanh Xuất hiện màu xanh. => Iôt dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại. Hoạt động 5. Tìm hiểu ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ(3’). -GV: Giới thiệu quá trình tổng hợp tinh bột và xenlulozơ nhờ quá trình quang hợp. -GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và nêu một số ứng dụng cơ bản của tinh bột và xenlulozơ. -GV: Chốt kiến thức. -HS: Lắng nghe và ghi vở. -HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu các ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. -HS: Lắng nghe và ghi vở. V. ỨNG DỤNG (SGK) 6nCO2 + 5nH2O (-C6H10O5 - )n + 6nO2 4. Củng cố(6’): - HS: Đọc ghi nhớ SGK/158. - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4 SGK/158. 5. Dặn dò về nhà(2’): - Nhắc nhở HS chấp hành tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2SGK/158. - Chuẩn bị bài mới: “Protein”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: