Tiết 65: Bội và ước chung của một số nguyên - Năm học 2010-2011

1.1. Kiến thức :

 - Hiểu khái niệm chia hết, các khái niệm bội, ước của một số nguyên.

 - Biết được số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

 - Biết được nếu một số là bội (hoặc ước) của số nguyên a thì số đối của nó cũng là bội (hoặc ước) của a.

 - Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “chia hết cho”

1.2. Kĩ năng :

 - Biết tìm các ước của một số nguyên, tìm được bội của một số nguyên một cách thành thạo.

 - Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, chính xác.

1.3. Thái độ :

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài tập đơn giản.

 - Gợi mở lòng say mê bộ môn cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh với môn học

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 65: Bội và ước chung của một số nguyên - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/01/2011
Ngày giảng : 18/01/2011
Tiết 65
BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
1. Mục tiêu : Học xong bài học sinh cần nắm được:
1.1. Kiến thức :
	- Hiểu khái niệm chia hết, các khái niệm bội, ước của một số nguyên.
	- Biết được số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0. Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.
	- Biết được nếu một số là bội (hoặc ước) của số nguyên a thì số đối của nó cũng là bội (hoặc ước) của a.
	- Hiểu được ba tính chất liên quan với khái niệm “chia hết cho”
1.2. Kĩ năng :
	- Biết tìm các ước của một số nguyên, tìm được bội của một số nguyên một cách thành thạo.
	- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, chính xác.
1.3. Thái độ :
	- Có ý thức vận dụng kiến thức vào làm bài tập đơn giản.
	- Gợi mở lòng say mê bộ môn cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh với môn học
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên :
	- Máy chiếu Projecter.
	- Trang trình diễn Powerpoint bài dạy.
2.2. Học sinh :
	- Ôn lại các kiến thức trong tập hợp số tự nhiên : Tính chất chia hết, Ước và Bội 
	- Nghiên cứu trước nội dung bài học.
3. Phương pháp
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
	- Đàm thoại, hỏi đáp.
4. Tiến trình dạy học
	4.1. Ổn định tổ chức : (1’)	 Lớp: 6D :.............
	4.2. Kiểm tra bài cũ :( 5’ – 7’)
Giáo viên chiếu Slide 1 : Nội dung câu hỏi kiểm tra bài cũ.
Nội dung kiểm tra
Đáp án – Biểu điểm
HS1 : + Thực hiện phép tính :
 15.(-2).(-5).(-6) = ?
 + Không làm phép tính hãy cho biết tích sau là số nguyên dương hay âm?
 (-2).(-2).(-2)(-3)(-3)(-3)
HS1 : + Thực hiện phép tính :
 15.(-2).(-5).(-6) = -90
 + Là số nguyên dương (vì tích chứa một số chắn thừa số nguyên dương
HS2 :+ Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho : a = b.q (6 điểm)
 + Nếu a ⋮ b thì a là bội của b hay b là ước của a. (2 điểm)
4.3. Bài mới(25’- 31’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Bội và ước của một số nguyên (15’ – 18’)
Giáo viên chiếu Slide 2 : ?1
Yêu cầu học sinh chuẩn bị trong 2 phút sau đó 1 em lên bảng trình bày.
Giáo viên chiếu Slide 3 : 
(Đáp án kiểm tra bài cũ HS2).
GV : Bằng cách tương tự em nào có thể phát biểu khái niệm chia hết cho trong Z.
GV : Đưa ra ví dụ 1
GV : Gọi một số học sinh cho ví dụ về ước và bội.
Giáo viên chiếu Slide 4 : ?3
Yêu cầu học sinh tại chỗ trả lời.
Giáo viên chiếu Slide 5 : Giới thiệu lần lượt chú ý.
Giáo viên chiếu Slide 6 : 
(ví dụ 2) Nhấn mạnh cho HS thấy được trong tập Z nếu a là bội (hoặc ước) của b thì –a cũng là bội (hoặc ước) của b.
HS : Nghiên cứu hoàn thành ?1 
1 HS : lên bảng trình bày
6 = 6.1=2.3= (-1).(-6)=(-2).(-3)
-6 =(-1).6 = (-6).1 =(-2).3=(-3).2
HS dưới lớp quan sát bài làm của bạn, nhận xét.
HS : Xây dựng khái niệm chia hết cho trong tập Z.
HS : Quan sát
HS (đứng tại chỗ) : cho một số ví dụ
HS thực hiện ?3
HS : Quan sát, lắng nghe.......
HS : Quan sát, lắng nghe.......
1. Bội và ước của một số nguyên
?1
6 = 6.1=2.3= (-1).(-6)=(-2).(-3)
-6 =(-1).6 = (-6).1 =(-2).3=(-3).2
* Khái niệm ( SGK - 96)
Ví dụ 1 :
 a) 9 là bội của 3 vì 9 = 3.3
 b) -9 là bội của 3 vì -9=3.(-3)
?3 Tìm hai bội của 6 và hai ước của 6 
* Chú ý ( SGK - 96 )
a = b.q hay a:b =q
Số 0 là bội của mọi số nguyên
Số 0 không phải là ước của số nào
Các số -1 ;1 là ước của mọi số
c là ước của a và b thì c là ước chung của a và b
Ví dụ 2 : (SGK/97)
Hoạt động 2 : Tính chất (13’- 16’)
GV : Trong phần 1 các em đã tìm hiểu được khái niệm chia hết cho trong tập Z. Vậy các tính chất về chia hết cho trong tập Z như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong mục 2.
GV : Chiếu Slide 7 :Tính chất
GV : Giới thiệu các tính chất, hướng dẫn HS tìm hiểu đưa ví dụ minh họa
GV : Chiếu Slide 8 : ?4
Cho HS hoạt động nhóm ?4
Nhận xét, đánh giá
HS : Tìm hiểu, mỗi tính chất cho ví dụ minh họa.
Hoạt động nhóm (3’ - 5’)
2. Tính chất (SGK – 97)
a⋮b và b⋮c thì a⋮c
Ví dụ :
a⋮b=> am⋮b (mÎZ)
Ví dụ :
a⋮cvà b⋮c thì (a+b)⋮c và (a-b)⋮ c
Ví dụ :
?4
a) Ba bội của -5 : -10; 10; -15
b) Ước của -10:±1;±2; ±5;±10
	4.4. Củng cố - Luyện tập: (5’ - 7’)
GV : + Cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm.
 + Em có nhận xét gì về Bội và Ước của một số Z so với Bội và Ước của một sô N
GV : Áp dụng những kiến thức trên làm bài các bài tập sau:
GV : Chiếu nội dung Slide 9 :
GV : Bội của 3 có QH gì với 3?
? Tìm bội của 3 và -3
GV : Tìm tất cả các ước của 3; 6; 11; -1
Đánh giá
HS : Nhắc lại kiến thức
HS : Trả lời.
HS : Bội của 3 chia hết cho 3
HS thực hiện tìm bội
HS tìm ước
Nhận xét
3. Luyện tập :
Bài tập 101 ( SGK - 97 )
Năm bội của 3 : ±3; 6; -9; -12
Năm bội của -3 : ±3;±6;-9;12
Bài tâp 102 ( SGK - 97 )
Ư(-3) = {±1;±3}
Ư(6 ) = { ±1;±2;±3;±6}
Ư( 11) = { ±1; ±11 }
Ư(-1) = { ±1 }
	4.5. Hướng dẫn về nhà : (3’ - 5’)
Cho HS nắm được KN bội và ước của số nguyên
Hiểu được ba T/c liên quan đến KN
BVN : 103-> 106 ( SGK - 97 )
HD : Bài 104 (SGK/97) : Tìm số nguyên x biết :
a) 15x = -75 (Muốn tìm thừa số chưa biết của một tích ta làm như thế nào?)
	x = ?
b) 3 = 18 (Muốn tìm thừa số chưa biết của một tích ta làm như thế nào?)
	 = ? (x có thể là những số nào)	
5. Rút kinh nghiệm :
1.Nội dung.....................................................................
2.Phương pháp..............................................................
3.Phương tiện................................................................
4.Thời gian....................................................................
5.Học sinh.....................................................................
DUYỆT CỦA TỔ
..............................................................................
..............................................................................
...............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Bội và ước của một số nguyên.doc