Tiết 7, Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)

I/Mục tiêu:

 Kiến thức : Nắm được các hằng đẳng thức : tổng của hailập phương hiệu hai lập phương

K ỹ năng :Học sinh biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý, giải bài tập

 Thái độ : Lưu ý cho học sinh khi áp dụng các hằng đẳng thức phải biết vận dụng cả 2 chiều

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ

- Phương tiện:

 Giáo viên : giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : ôn lại 5 hằng đẳng thức đáng nhớ đã học,

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3276Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 7, Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7. §5. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
Ngày soạn: 30/08/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I/Mục tiêu:
	Kiến thức : Nắm được các hằng đẳng thức : tổng của hailập phương hiệu hai lập phương 
K ỹ năng :Học sinh biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý, giải bài tập
	Thái độ : Lưu ý cho học sinh khi áp dụng các hằng đẳng thức phải biết vận dụng cả 2 chiều
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ
- Phương tiện: 
	Giáo viên : giáo án, bảng phụ. 
	Học sinh : ôn lại 5 hằng đẳng thức đáng nhớ đã học, 
III. Tiến trình bài dạy
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (2')
Bước 2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
? Hãy viết các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học
Ap dụng tính : (4y + 3x)3
Bước 3. Bài mới 
- GV ĐVĐ: Ở những bài trước chúng ta đã được học 5 hằng đẳng thức đáng nhớ. Giờ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những hằng đẳng thức đáng nhớ còn lại.
- Phần nội dung kiến thức:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
13'
12'
? Nêu ?1 HS thực hiện 
? Vậy theo phép nhân trên
a3+b3 = ?
GV: Ta gọi đây là1 hằng đẳng thức 
“ tổng của hai lập phương “
? Với A , B là các biểu thức thì 
A3 + B3 = ?
? Nhận xét gì về nhân tử
A2 – AB + B2 và hằng đẳng thức bình phương của 1 hiệu
HS: A2 – AB + B2 khác với bình phương của một hiệu ở
 –AB ,còn Bình phuơng của 1 hiệu là -2AB
GV: Ta nói A2 – AB + B2 là bình phương thiếu cua một hiệu
? Yêu cầu HS làm ?2 tr15
HS: làm ?2
? HS làm phần áp dụng
? Có nhận xét gì về biểu thức a và biểu thức b.
? làm ?3
? Tươngtự như trên đẳng thức (7 ta gọi tên là gì?
HS: Hiệu hai lập phương 
? Với A , B là các biểu thức thì 
A3 - B3 =?
*Nhận xét gì về nhân tử
A2 + AB + B2 và hằng đẳng thức bình phương của 1 tổng
* Ta nói A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của một tổng
? Cho HS làm ?4
? Yêu cầu HS làm phần áp dụng
HS: Mỗi học sinh làm 1 câu , câu a, câu b, câu c
(ghi đề trước tên bảng phụ)
1/ Tổng hai lập phương
?1 
Giải:
(a+b)(a2 – ab + b2 ) =
 a.(a2 – ab + b2 ) +b.(a2 – ab + b2 ) 
= a3 – a2b + ab2 + a2b – ab2 + b3
= a3 + b3
=> a3 + b3 = (a+b)(a2 – ab + b2 )
* Tổng quát: Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta có:
A3 + B3 = (A+B)(A2 – AB + B2 )
?2 
Giải:
Tổng hai lập phương của hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức.
* Áp dụng :
 a/ x3 + 8 = (x + 2)(x2 – 2x + 4)
b/ (x+ 1)(x2- x + 1) = x3 + 1
2/ Hiệu hai lập phương 
?3 
Giải:
(a- b ) )(a2+ab + b2 )
= a.(a2 +ab + b2 )-b.(a2+ab + b2 ) 
= a3 +a2b + ab2 - a2b – ab2 - b3
= a3 - b3
* Tổng quát: Với hai biểu thức tuỳ ý 
A , B ta có
A3 - B3 = (A-B)(A2 + AB + B2 )
?4 
Giải:
Hiệu hai lập phương của hai biểu thức bằng tích của hiệu hai biểu thức với bình phương thiếu của tổng hai biểu thức.
* Áp dụng :
a/ (x – 1)(x2 + x + 1) = x3 – 1
b/ 8x3 – y3 = (2x)3 – y3
= (2x – y)(4x2 + 2xy + y2)
c/ đánh dấu x vào ô x3 + 8
 Bước 4. Củng cố và luyện tập 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
11'
? Tóm lại ta đã học được bao nhiêu hằng đẳng thức đáng nhớ? 
? Gọi 1 hs lên viết các hăng đẳng thức đáng nhớ
? Em có nhận xét gì về 2 vế của các hằng đẳng thức đáng nhớ
HS: Mỗi hằng đẳng thức đều có 1 vế là tổng còn 1 vế là tích
? Yêu cầu HS làm bài 30a,32 
( GV treo đề trên bảng phụ)
HS làm theo nhóm
Nhóm 1,2: Làm bài 30a
Nhóm 3,4: làm bài 32a
* 7 hằng đẳng thức đáng nhớ 
1/ (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
2/ (A - B)2 = A2 - 2AB + B2
3/ A2 – B2 = (A + B)(A – B)
4/ (A+B)3 = A3+3A2B+3AB2+B3
5/ (A-B)3 = A3-3A2B+3AB2-B3
6/ A3 + B3 = (A + B)(A2–AB+ B2)
7/ A3 - B3 = (A - B)(A2+AB+ B2)
* Bài 30 
Giải:
(x + 3)(x2 – 3x + 9) – (54 + x3)
= x3 + 27 – 54 – x3 = - 27
* Bài 32 
Giải:
a) (3x + y)(9x2 -3xy + y2) = 27x3 + y3
Bước 5. Hướng dẫn về nhà (2')
- Học 7 hằng đẳng thức đã học
- Làm các bài tập còn lại trang 16,17 . Tiết sau Luyện tập và kiểm tra 15'
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng ................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp).doc