Tiết 7, Bài 6: Biết ơn - Trường THCS Bàn Long

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Thế nào là biết ơn và những biểu hiện của biết ơn; ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.

2. Kỹ năng

-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.

3. Thái độ

-Có ý thức tự nguyện là những việc thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo cũ và thầy cô giáo đang giảng dạy.

II. Nội dung

-Biết ơn là nhận biết, ghi nhớ điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.

-Dân tộc ta sống có tình nghĩa thuỷ chung. Biết ơn là nét đẹp của truyền thống ấy.

-Trái với biết ơn: vô ơn bạc nghĩa, bạc tình (ăn cháo đá bát).

*Biết ơn: Ông bà tổ tiên, cha mẹ.

 Người giúp ta lúc khó khăn, mang cho ta điều tốt lành.

 Anh hùng liệt sĩ đã đem lại cuộc sống hoà bình.

 Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập, ấm no, hạnh phúc.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3647Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 7, Bài 6: Biết ơn - Trường THCS Bàn Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 7
Bài 6: BIẾT ƠN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Thế nào là biết ơn và những biểu hiện của biết ơn; ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kỹ năng
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
3. Thái độ
-Có ý thức tự nguyện là những việc thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo cũ và thầy cô giáo đang giảng dạy.
II. Nội dung
-Biết ơn là nhận biết, ghi nhớ điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.
-Dân tộc ta sống có tình nghĩa thuỷ chung. Biết ơn là nét đẹp của truyền thống ấy.
-Trái với biết ơn: vô ơn bạc nghĩa, bạc tình (ăn cháo đá bát).
*Biết ơn:	Ông bà tổ tiên, cha mẹ.
	Người giúp ta lúc khó khăn, mang cho ta điều tốt lành.
	Anh hùng liệt sĩ đã đem lại cuộc sống hoà bình.
	Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập, ấm no, hạnh phúc.
III. Tài liệu và phương tiện
-SGK – SGV GDCD 6.
-Tranh bài 6 trong bộ tranh do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất.
-Các mẫu chuyện kể về lòng biết ơn. 
-Ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
-Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì cho gia đình, nhà trường, xã hội.
-Tôn trọng kỉ luật đối với cộng đồng và bản thân.
Kiểm tra bài tập.
3. Giới thiệu bài mới.
N Em cho biết ngày 10/3, ngày 27/7 là những ngày gì? 
(giỗ tổ vua Hùng; ngày thương binh liệt sĩ).
Những ngày đó nhắc nhở ta nhớ đến cái gì?
Vua Hùng có công dựng nước; nhớ công lao của những người hy sinh cho độc lập dân tộc.
 → Truyền thống của dân tộc ta là sống có tình nghĩa thuỷ chung trước sau như một. Trong các mối quan hệ, sự biết ơn là một trong nét đẹp của truyền thống ấy. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài 6: Biết ơn.
4. Phát triển chủ đề
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Gọi học sinh đọc truyện đọc.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
N Thầy giáo Phan đã giúp gì cho chị Hồng?
_Giúp chị rèn chữ viết tay phải.
N Thầy đã khuyên chị điều gì?
_Nét chữ là nết người.
N Việc làm của chị Hồng lúc đầu và sau đó?
_Ân hận vì làm trái lời thầy; quyết tâm rèn chữ viết tay phải.
N Sau này, chị Hồng có những ý nghĩ gì?
_Luôn nhớ những kỉ niệm và lời dạy của thầy. Sau 20 năm, chị tìm được địa chỉ của thầy và viết thư thăm hỏi.
F Ý nghĩ và việc làm đó nói lên được điều gì của chị Hồng đối với thầy?
HĐ2: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn.
Cho HS thảo luận nhóm.
N Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao phải biết ơn.
_Tổ tiên, ông bà, cha mẹ,
 Vì đó là những người sinh thành, nuôi dưỡng ta.
_Người giúp đỡ ta lúc khó khăn,
 vì họ mang cho ta điều tốt lành.
_Anh hùng liệt sĩ.
Vì có công bảo vệ Tổ quốc.
_Đảng và Bác Hồ.
Vì đã đem lại độc lập tự do.
_Các dân tộc trên thế giới.
Vì hỗ trợ vật chất và tinh thần để bảo vệ, xây dựng đất nước.
_Thầy cô.
Vì là những người đã dạy dỗ ta.
F Vậy, biết ơn là bày tỏ thái độ gì? 
FVới ai?
F Biết ơn thì phải làm gì?
→ Từ xưa đến nay ông cha ta luôn đề cao lòng biết ơn.
→ Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu thuỷ chung của dân tộc, tạo nên sức mạnh cho các thế hệ chiến thắng kẻ thù, vượt khó khăn để xây dựng đất nước. Lòng biết ơn là biểu hiện của tình người.
F Biết ơn sẽ tạo cho mối quan hệ giữa con người với con người như thế nào?
	Biết ơn ≠ ban ơn.
HĐ3: Tìm biểu hiện trái với biết ơn
 Nhận xét tình huống:
1/ Đêm khuya của ngày 20/11, có tiếng gõ cửa. Cô giáo Mai ra mở cửa. Trước mắt cô là người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Sau hồi bình tâm, cô nhận ra đây là em học trò nghịch ngợm đã có lần vô lễ với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô, nước mắt rưng rưng với một nỗi ân hận vì chưa có dịp để xin lỗi cô.
2/ Bên ngoài cổng của ngôi nhà sang trọng. Người đàn ông với vẻ khắc khổ tiều tuỵ đang rụt rè bấm chuông. Ông chủ nhà bảo người giúp việc ra nói không có ở nhà. Hôm sau, ông khách lại đến nhưng vẫn không gặp được chủ nhà. Thấy ông khách tội nghiệp, người giúp việc hỏi ông là ai và sẽ giúp ông. Ông nói với người giúp việc rằng: “Bà nói với thằng An rằng thằng Cường ngày nào thời chiến tranh đã cõng nó ra khỏi bãi mìn, nay còn sống và có đến đây”. Rồi ông đi thẳng.
N Các em có nhận xét gì từ 2 câu chuyện trên?
_Đó là lòng biết ơn của người lính và sự vô ơn của ông An với người bạn đã cứu sống mình.
N Tìm câu tục ngữ nói về hành vi của ông An?
Ăn cháo đá bát
Qua cầu, rút ván.
HĐ4: Liên hệ và luyện tập
Liên hệ thực tế
Em phải làm gì để rèn luyện lòng biết ơn?
Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.
Tôn trọng người già, người có công, tham gia đền ơn đáp nghĩa.
Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, sự vô lễ  diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bài tập
Gọi học sinh làm bài tập.
Giáo viên nhận xét.
Œ Truyện đọc 
Thư của một học sinh cũ.
Chị Hồng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy.
 Nội dung bài học
a. Biết ơn là gì?
Là bày tỏ thái độ trân trọng tình cảm và những việc làm đền ơn với những người giúp đỡ mình, với người có công với dân tộc, đất nước.
b. Ý nghĩa của biết ơn
Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
Ž Bài tập
Bt a: Xác định việc làm thể hiện biết ơn.
Bt b: Lấy ví dụ thực tế về việc làm thể hiện biết ơn.
5. Củng cố
-Biết ơn là gì? Biểu hiện của lòng biết ơn?
-Ý nghĩa việc rèn luyện lòng biết ơn?
-Đánh giá được việc làm biết ơn hoặc vô ơn.
6. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài. Làm bài tập còn lại. Sưu tầm ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
Xem trước bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
Đọc phần truyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý.
Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Biết ơn - Trường THCS Bàn Long.doc