Tiết 8, Bài 5: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh Đề tài - Nguyễn Lữ Anh Thư

 1.1. kiến thức :

 - HS biết được cách tím và chọn nội dung đề tài

 - HS hiếu được đề tài thông qua 1 số hoạt động trong đời sống .

 1.2. kĩ năng :

 - HS thực hiện được việc xác định nội dung đề tài thể hện.

 - HS thưc hiện được tranh theo đề tài .

 1.3. thái độ :

 - Yêu cuộc sống hơn . hs hình dung được các hoạt động để thể hiện qua tranh của mình.

2. TRỌNG TÂM :

- Cách vẽ tranh đề tài về 1 hoạt động cụ thể nào đó

3. CHUẨN BỊ :

 3.1.Giáo viên:

 Một số tranh ảnh theo các đề tài khác nhau

 3.2. Học sinh

 Sgk, dụng cụ học tập

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 5: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh Đề tài - Nguyễn Lữ Anh Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 - Tiết 8 
Tuần 8 
Ngày dạy: / 10 / 2013 
Bài 5: Vẽ tranh
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu :
 1.1. kiến thức :
 - HS biết được cách tím và chọn nội dung đề tài
 - HS hiếu được đề tài thông qua 1 số hoạt động trong đời sống .
 1.2. kĩ năng :
 - HS thực hiện được việc xác định nội dung đề tài thể hện.
 - HS thưc hiện được tranh theo đề tài .
 1.3. thái độ :
 - Yêu cuộc sống hơn . hs hình dung được các hoạt động để thể hiện qua tranh của mình.
2. TRỌNG TÂM :
- Cách vẽ tranh đề tài về 1 hoạt động cụ thể nào đó
3. CHUẨN BỊ :
 	3.1.Giáo viên: 
 	Một số tranh ảnh theo các đề tài khác nhau
 3.2. Học sinh
 	Sgk, dụng cụ học tập
4. TIẾN TRÌNH :	
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- kiểm diện sĩ số
4. 2 Kiểm tra miệng : GV đặt câu hỏi:
Câu 1 : kể các hình thức trang trí mà em biết ?
Đáp án : trang trí kiến trúc , trang trí ấn loát , trang trí y phục 
Câu 2 : tranh đề tài gồm những thể loại nào ?
 Đáp án : phong cảnh , chân dung , tĩnh vật .
	4.3 BÀI MỚI :
Hoạt động của gv - hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có rất nhiều đề tài để vẽ: Học tập, lao động, vui chơiMỗi đề tài lại có nhiều nội dung khác nhau. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách chọn và thể hiện bắng khả năng, ý thích của mình theo sự cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống qua bài học hôm nay
Hoạt động 2 :Hướng dẫn Hs tìm và chọn nội dung đề tài
?Tranh đề tài có những thể loại nào?
GV cho HS xem tranh nhiều thể loại
?Hãy kể một số đề tài mà em biết?
(nhà trường, phong cảnh, anh bộ đội, ngày lễ hội, ngày tết)
- Trong mỗi đề tài lại có nhiều nội dung khác nhau
Vd: Đề tài nhà trường: cảnh sân trường, lớp học, giờ ra chơi, lao động... 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs cách tìm bố cục, hình vẽ, màu sắc
GV cho Hs xem hình 3 Sgk/87 
- Có 3 bố cục tranh gợi ý để Hs nhận xét:
?Các mảng hình được sắp xếp như thế nào?
?Đâu là mảng chính, đâu là mảng phụ? Vì sao?
(Mảng chính: ở vị trí quan trọng, thu hút người xem, mảng phụ hổ trợ, làm phong phú thêm tranh vẽ)
?Vậy bố cục tranh là gì
GV: Có nhiều cách bố cục mảng hình khác nhau, sao cho thuận mắt, thu hút người xem
GV: Sao khi đã có bố cục vừa ý sẽ tiến hành chọn hình vẽ theo nội dung của đề tài
?Các hình vẽ trong tranh phải như thế nào?
- Phải thể hiện tư thế, động tác cho sinh động(dáng tĩnh, dáng động), nhân vật trong tranh cần thống nhất, thể hiện nội dung
GV: Có được hình vẽ chúng ta sẽ lựa chọn màu sắc cho tranh
?Vậy màu sắc phải lựa chọn ra sao?
- Rực rỡ hoặc êm dịu tùy vào đề tài và cảm xúc người vẽ
GV: chúng ta có thể sử dụng màu nước, màu bột để pha ra nhiều màu lạ, đẹp theo ý thích
* Hướng dẫn Hs cách vẽ
GV: Muốn vẽ được tranh đề tài chúng ta tiến hành qua các bước nào?
B1: Các em sẽ chọn nội dung như thế nào cho đề tài của mình? (chọn nội dung theo ý thích)
B2: Giáo viên vẽ minh họa lên bảng, và hỏi:
?Hình ảnh chính vẽ như thế nào?
?Các dáng của nhân vật ra sao?
?Người vật ở gần xa sẽ như thế nào?
GV: đặc biệt chú ý đến nhân vật, động tác thể hiện nội dung của đề tài
B3: Khi đã có bố cục hình vẽ hợp lí, chúng ta phải vẽ màu như thế nào?
- Vẽ màu phù hợp vời nội dung tranh và tùy theo ý thích của người vẽ
GV: Vẽ màu phần chính trước, sau đó vẽ kín mặt tranh
I. Tranh đề tài
Nội dung tranh:
 Tranh đề tài có nhiều thể loại như tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật
Bố cục:
 Bố cục tranh là sắp xếp các hình vẽ (người, cảnh) sao cho hợp lí, có mảng chính, mảng phụ 
Hình vẽ:
 Thường là người, cảnh vật phải sinh động, hài hòa, không rời rạc, không lặp lại, phải thống nhất để thể hiện nội dung
4.Màu sắc:
_Hài hòa phù hợp với nội dung tranh
II. Cách vẽ tranh:
Tìm và chọn nội dung đề tài:
Phác mảng và vẽ hình:
Vẽ màu
 4.4. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ :
Câu 1 : tranh đề tài gồm những thể loại nào ?
 Đáp án : phong cảnh , chân dung , tĩnh vật .
 Câu 2 : tranh đề tài gồm mấy mảng ?
 Đáp án : gồm 2 mảng ( chính và phụ )
 4.5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
 * Đối với bài học ở tiết học này :
* Làm bài tập 1,2 SGK /88 
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : 
* Chuẩn bị bài 9: Vẽ tranh - Đề tài học tập.
Mang dụng cụ học tập đầy đủ.
5. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Vẽ tranh - Cách vẽ tranh đề tài - Nguyễn Lữ Anh Thư - Trường THCS Nguyễn Văn Linh.doc