I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
2. Kĩ năng:
Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất.
Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích môn học.
4. Trọng tâm:
Khái niệm đơn chất, hợp chất.
Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
Tuần 4 Ngày soạn: 07/ 09/ 2011 Tiết 8 Ngày dạy: 09/09/2011 Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên 2. Kĩ năng: Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học. 4. Trọng tâm: Khái niệm đơn chất, hợp chất. Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV: Tranh vẽ: 1-10, 1-11, 1-12,1-13 và bảng phụ. b. HS: Xem trước bài mới. 2. Phương pháp: Vấn đáp – Trực quan – Làm việc với SGK – Làm việc nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1 / ; 8A2 / ; 8A3../.. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Hãy cho biết kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của : oxi, hidro, đồng, nhôm, magiê, kẽm? 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Giữa muối ăn và khí oxi đâu là đơn chất, đâu là hợp chất? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đơn chất là gì?(10’) - GV: Chất có ở đâu? - GV: Giới thiệu mô hình kim loại Cu, khí H2, khí O2. - GV hỏi: Cu, H2, O2 do mấy nguyên tố tạo nên ? - GV: Cu, H2, O2 là đơn chất. Vậy đơn chất là gì? - GV: Chốt lại kiến thức. - GV: Giới thiệu cách phân loại đơn chất: Kim loại và phi kim. - GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về đơn chất kim loại và phi kim. - GV: Cho HS quan sát một miếng sắt và hỏi: Kim loại có tính chất vật lý gì? - GV: Phi kim khác kim loại ở chỗ nào? - GV: Thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất. - HS: Có ở khắp mọi nơi. - HS: Quan sát các mô hình nguyên tử. - HS trả lời: Chỉ do 1 nguyên tố tạo nên. - HS: Trả lời - HS: Lắng nghe và ghi vở. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Kim loại: Cu,Fe, Al. Phi kim: Cl2, H2, S, P. - HS: Có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện. - HS: Phi kim không có tính dẫn nhiệt và dẫn điện. -HS: Nghe giảng, ghi vở. I. Đơn chất 1.Định nghĩa - Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học. VD:+ Đơn chất Cu. + Đơn chất hidro H2. + Đơn chất oxi O2. 2.Phân loại: 2 loại + Kim loại:Cu, Fe,Al + Phi kim: S,P,H2 3.Đặc điểm cấu tạo + Kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. + Phi kim: các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2. Hoạt động 2: Hợp chất là gì?(15’) - GV: Giới thiệu mô hình của nước và muối ăn. - GV: Nước, muối ăn do mấy nguyên tố tạo nên và đó là những nguyên tố nào? - GV: Đó là các hợp chất. Vậy hợp chất là gì? - GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về hợp chất. - GV: Giới thiệu hợp chất phân làm 2 loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. - GV: Lấy ví dụ một số chất: NaCl, H2O, CH4, C2H4, C6H12O6, H2, O2, S, P. Yêu cầu HS phân loại các chất trên vào 2 nhóm đơn chất và hợp chất. - GV: Giơi thiệu về đặc điểm cấu tạo của hợp chất. - GV: Vậy đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần? - HS: Xem mô hình và nghe giảng. - HS: Nước do 2 nguyên tố O và H tạo nên. Muối ăn do 2 nguyên tố Cl và Na tạo nên. - HS: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. - HS: Lấy ví dụ. - HS: Nghe giảng và ghi nhớ. - HS: Làm việc nhóm trong 3’ và xếp các chất trên vào 2 nhóm đơn chất và hợp chất. - HS: Lắng nghe và ghi vở. - HS: Đơn chất chỉ gồm 1 nguyên tố hoá học. Hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học trở lên kết hợp với nhau. II. Hợp chất 1. Định nghĩa Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên. VD: Hợp chất nước ( H2O) do 2 nguyên tố H va O tạo nên . 2.Phân loại: _ Hợp chất hưu cơ; đường, mêtan _ Hợp chất vô cơ: NaCl, KCl. 3.Đặc điểm cấu tạo: Trong hợp chất, nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định 4. Cũng cố - Đánh giá – Dặn dò: (13’): a. Củng cố: Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK. b. Dặn dò về nhà: - Xem trước phần phân tử - Bài tập về nhà: 1, 2/25. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 5 Ngày soạn: 12/09/2011 Tiết 9 Ngày dạy: 14/09/2011 Bài 6 : ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT- PHÂN TỬ(TT) I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải : 1. Kiến thức: Biết được: Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Kĩ năng: Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất. 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học. 4. Trọng tâm: Khái niệm phân tử và phân tử khối. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV : Tranh vẽ: 1-10, 1-11, 1-12,1-13 và bảng phụ. b. HS: Xem trước bài mới. 2. Phương pháp: Thuyết trình – Hỏi đáp – Làm việc nhóm – Làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’) : 8A1../ ; 8A2/. ; 8A3../ 2. Kiểm tra bài cũ (5’) : - Đơn chất, hợp chất là gì? Cho VD? Khí clo được tạo nên từ những nguyên tố nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên tử và nguyên tử khối. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm 2 khái niệm nữa là phân tử và phân tử khối. b. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Phân tử là gì?(10’) - GV:Treo tranh hình11,12,13 và nêu câu hỏi: + Khí hidro có những hạt nào hợp thành ? + Nước có những hạt nào hợp thành hợp thành? + Muối ăn có những hạt nào hợp thành? - GV: Tính chất hoá học của chất là tính chất của từng hạt. Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất, là đại cho chất về mặt hoá học và được gọi là phân tử. - GV: Vậy phân tử là gì? - GV:Chốt lại và ghi bảng - HS: Quan sát tranh và trả lời. + Gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau. + Gồm 2 H liên kết 1O. + Gồm 1Na liên kết với 1 Cl. - HS:Nghe giảng - HS: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất - HS: Lắng nghe. III. Phân tử 1. Phân tử là gì? Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất Hoạt động 2: Phân tử khối là gì? (10’) - GV:Em hãy nhắc lại nguyên tử khối là gì? - GV: Tương tự như vậy hãy định nghĩa nguyên tử khối là gì? - GV: Chốt lại và ghi bảng. - GV: Yêu cầu HS tính phân tử khối của các chất: CuSO4, Cl2, N2, CH4. - HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon. - HS: Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. - HS: Lắng nghe. - HS: Suy nghĩ làm bài tập trong 3’ và lên bảng: CuSO4 = (64.1) + (32.1) + (16.4) = 160(đvC) Cl2 = 35,5.2 = 71(đcC) N2 = 14.2 = 28(đvC) CH4 = (12.1) + (1.4) = 16(đvC). 2. Phân tử khối - Phân tử khối là khối lượng của phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. - Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó VD: Phân tử khối của: O2 = 16 x 2 = 32 (đvC ) H2O = (1 x2) + 16 =18 (đvC ) NaCl = 23 + 35.5 =58.5 (đvC ) Hoạt động 3: Trạng thái của chất(8’). - GV: Cho HS quan sát hình 14/25 SGK. - GV: Hình a: Ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp với nhau như thế nào? - GV: Hình b: Ở trạng thái lỏng các hạt sắp xếp với nhau như thế nào? - GV: Hình c: Ở trạng thái khí các hạt sắp xếp với nhau như thế nào? - GV: Chốt lại và ghi bảng - HS: Quan sát -HS: Các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ. - HS: Các hạt sắp xếp ở gần khít nhau và chuyển động vượt lên trên. - HS: Các hạt rất xa nhau và chuyển động về nhiều phía. - HS: Nghe giảng. III. Trạng thái của chất Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là nguyên tử hay phân tử. Tuỳ điều kiện 1 chất có thể ở 3 trạng thái: rắn , lỏng, khí 4. Củng cố - Đánh giá – Dặn dò(10’) : a. Củng cố: Yêu cầu HS làm bài tạp 5, 6, 7 SGK. b. Dặn dò về nhà: Bài tập về nhà: 4,5,6,7,8/25 Chuẩn bị cho bài thực hành, các nhóm kẻ bảng tường trình. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: