I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:-HS biết khái niệm độ dài đoạn thẳng.
2.Kỹ năng:-HS biết dùng thước đo độ dài để đo đọan thẳng và biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
3.Thái độ :-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Phấn màu, thước thẳng có chia mm, thước gấp, thước dây.
2. HS: Thước thẳng có chia mm.
III. Phương pháp:
- Quan sát, hướng dẫn gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận.
Ngày soạn: 07/10/2013 Ngày dạy : 10/10/2013 Tuần: 8 Tiết: 8 §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:-HS biết khái niệm độ dài đoạn thẳng. 2.Kỹ năng:-HS biết dùng thước đo độ dài để đo đọan thẳng và biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 3.Thái độ :-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: GV: Phấn màu, thước thẳng có chia mm, thước gấp, thước dây. HS: Thước thẳng có chia mm. III. Phương pháp: - Quan sát, hướng dẫn gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận. IV. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A2 : 2. Kiểm tra bài cũ: Xen vào lúc học bài mới. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: (24’) -GV: Cho HS lên bảng vẽ đọan thẳng AB và PQ. GV đo mẫu một đoạn thẳng khác cho HS theo dõi. -GV: Nêu ĐN đoạn thẳng. ->Nhận xét cách vẽ của HS -GV: 1 HS đo đoạn thẳng AB, 1 HS khác đo PQ - Hướng dẫn HS viết kết quả đo bằng ký hiệu và bằng ngôn ngữ. -GV: Cho HS nêu cách đo: Nhận xét, uốn nắn HS cách đo chính xác. -GV: Để đo độ dài của đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì? -HS: Lên bảng vẽ hai đọan thẳng AB và PQ. AB = cm PQ = cm -HS: Chú ý lắng nghe -HS: 1 HS đo đoạn thẳng AB, 1 HS khác đo PQ. -HS: Cách đo: - Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B sao cho A trùng với vạch số 0. - Đầu B trùng với vạch nào trên thước thì chính là số đo của đoạn AB. -HS: Để đo độ dài của đọan thẳng ta dùng thước 1. Đo đoạn thẳng AB = 3 cm PQ = 4 cm HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG -GV: Nêu lại cách đo độ dài đọan thẳng AB, PQ? -GV: Nếu A và B trùng nhau thì độ dài của đoạn AB bằng bao nhiêu? Độ dài đoạn AB hay còn nói cách khác là khoảng cách giữa hai điểm A và B. -GV: Giới thiệu nhận xét như SGK. Hoạt động 2: (15’) -GV: Đo độ dài cây bút và đo độ dài của quyển sách? -GV: Hai vật này có độ dài bằng nhau không? -GV: Vậy để so sánh hai đọan thẳng, ta so sánh gì? -GV: Yêu cầu HS đọc SGK và làm ?1 -GV: So sánh hai đoạn thẳng trên bảng (AB và PQ) -GV: Giới thiệu một số dụng cụ đo độ dài khác. có chia khoảng mm. -HS: Nêu lại cách đo. -HS: Nếu A º B thì đoạn thẳng AB có độ dài bằng 0 (AB = 0). -HS:Chú ý lắng nghe -HS: Tiến hành đo và so sánh độ dài của hai vật. Kết luận độ dài của hai vật -HS: Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh hai độ dài của chúng. -HS: Cả lớp làm ?1 GV yêu cầu HS đọc kết quả và sau đó so sánh: EF = GH; AB = IK; EF < CD -HS: PQ > AB -HS: Chú ý. Khoảng cách giữa hai điểm A và B là 3 cm. Khoảng cách giữa hai điểm P và Q là 4 cm. Nhận xét: Mỗi đọan thẳng có một độ dài xác định. Độ dài của đoạn thẳng là một số dương. 2. So sánh hai đoạn thẳng G E A B C D - Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau ta kí hiệu: AB = CD. - Đoạn thẳng EG dài hơn đoạn thẳng CD ta kí hiệu: EG > CD. - Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EG ta kí hiệu: AB < EG. 4. Củng cố ( 3’) GV cho HS so sánh các đoạn thẳng sau: a) AB = 7cm và CD = 5 cm b) AB = 4 cm và CD = 4 cm c) AB = a cm và CD = b cm 5.Hướng dẫn về nhà: ( 2’) - Học bài trong vở ghi và trong SGK. - BTVN: 42, 43, 44, 45 (SGK). 6. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: