Tiết 8, Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên - Năm học 2014-2015

1. MỤC TIỆU:

1.1/ Kiến thức:

- Hs biết : Biết thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

- Hs hiểu: hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

-Giáo dục môi trường

 1.2/ Kỹ năng:

* HS thực hiện được:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

* HS thực hiện thành thạo:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

13/Thái độ:

* Thói quen:- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.

* Tính cách- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Hiểu thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên .

-Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2679Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:8 Tiết: 8
Ngày dạy:12/10/2014
Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN
SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN.
1. MỤC TIỆU: 
1.1/ Kiến thức:
- Hs biết : Biết thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
- Hs hiểu: hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. 
-Giáo dục môi trường 
 1.2/ Kỹ năng: 
* HS thực hiện được:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.
- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
* HS thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
13/Thái độ:
* Thói quen:- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
* Tính cách- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Hiểu thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên .
-Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: -Tranh :rừng là tài nguyên.
 -Những thông tin mới nhất về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những số liệu mới nhất về môi trường, Các điều luật có liên quan về việc bảo vệ môi trường và phủ xanh đồi trọc, tranh: sau cơn lũ, rừng bị đốt phá làm nương rẫy.
 3.2/ Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về sự tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra vở ghi chép , SGK.
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1: Thế nào là sự biết ơn? Ý nghĩa của sự biết ơn? Đọc vài câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. (10đ)
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.(5đ)
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm đẹp nhân cách con người.(2đ) 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng; Uống nước nhớ nguồn. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. ( 3đ)
Câu 2: a/Rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? Em hãy kể những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn ? (8 điểm)
 b/Nêu lợi ích của không khí, của ánh sáng, của đất đai, của nước, của rừng? ( 2đ)
HS: a/- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ
-Những việc làm:quét dọn nghĩa trang 
b/+ Không khí: cho con người, cây cỏ, muôn loài sự sống. 
+ Anh sáng: mang nguồn sáng cho trái đất. 
+ Đất đai: cho con người sinh sống, khai hoang, trồng trọt,..
+ Nước: nước uống, tưới tiêu cho ruộng. 
+ Rừng: cho gỗ, lọc không khí trong lành. ...
4.3/Tiến trình bài học :
Giới thiệu bài
GV: Cho học sinh xem tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. Kể những cảnh đẹp của nước ta mà em biết?
Gv: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận: Ngoài mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Chúng ta còn thừa hưởng những tài sản do thiên nhiên ban tặng. Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phong phú. Chúng ta phải biết bảo vệ giữ gìn bảo vệ thiên nhiên , đó chính là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
- HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút) Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện SGK/16
Vào cuối học kỳ 1 nhà trường tổ chức học sinh đi đâu ? 
Hs: Tam Đảo.
Gv: Theo em tại sao phải cho học sinh đi Tam Đảo?
Hs: Trong các danh lam thắng cảnh nước ta thì Tam Đảo là địa danh khá nổi tiếng. Thiên nhiên ưu đãi, nó ở gần thị xã Vĩnh Yên –thuộc tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Gv: Qua chuyện bạn vừa đọc, theo em Tam Đảo có gì lạ so với nơi khác?
Hs: Đồng ruộng xanh ngắt một màu xanh.
- Mặt trời chiếu những tia vàng rực rỡ.
- Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn.
- Dãy núi Tam Đảo hùng vĩ.
- Mây trắng như khói đang vờn quanh.
Gv:Em có thích Tam Đảo không?
Hs: Nếu thích yêu cầu học sinh vổ tay – Khuyên các em ráng học sau này có điều kiện các em sẽ đến Tam Đảo. 
Gv:Theo em ngoài Tam Đảo,Việt Nam nói chung –Tây Ninh nói riêng có những cảnh đẹp nào không?
Hs:+ VN : Có Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt, Phong Nha Kẽ Bàng, vv
+ Tây Ninh : Núi Bà, Lòng Hồ, Khu Lò Gò Sa Mát, vv
Gv: Theo ước tính chung hàng năm có vài chục ngàn người đến tham quan, du lịch
Gv:Theo em tại sao mọi người hay tìm đến cảnh đẹp hay với thiên nhiên?
Hs: Nơi đó có không khí trong lành có thể nghĩ ngơi, thư giản sau những ngày làm việc.
Gv:Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào?
Hs: Làm cho cuộc sống vui, khoẻ, tâm trạng thoải mái.
Gv: Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của thiên nhiên ?
Hs: Thiên nhiên thật hùng vĩ, không khí trong lành dễ chịu.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
-HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút)
Kiến thức : -Thế nào là yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên .
-Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên .
-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên .
? Theo em thiên nhiên bao gồm những gì?
Hs: Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra như đất đai, sông ngòi, rừng núi, bầu trời, đồi núi, động- thực vật. Đó là những tài sản quý giá bao quanh chúng ta, vô cùng gần gũi với chúng ta.
Gv: Con người nói chung và thanh niên, thiếu niên nói riêng có cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay không?
Hs: Mỗi người, dù ở tuổi nào đều có cảm xúc, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt là thanh niên, thiếu niên, vì đang ở tuổi mộng mơ nên càng rung động nhiều hơn trước cảnh đẹp của thiên nhiên.
? Thiên nhiên là gì?
HS:Rừng,khoáng sản. - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi, núi
*Liên hệ:Tây Ninh có những loại rừng nào mà em biết?
HS:Trung ương cục miền Nam,rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát (Tân Biên)
Gv: Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
? Các biểu hiện đặc trưng của thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS:Yêu thiên nhiên ,sống hòa hợp với thiên nhiên :Sống gần gũi ,gắn bó thiên nhiên,tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên , không làm những điều có hại cho thiên nhiên , khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra
? Nêu một số ví dụ 
? Nêu một số ví dụ về yêu và sống hòa nhập với thiên nhiên ?(Giáo dục Kĩ năng )
HS: đi tham quan ,dã ngoại để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên ,biết thích ứng với thời tiết ,khí hậu như trời nắng thì phải đội nón, trời lạnh thì phải mặc ấm 
GV: Để giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên bản thân em cần phải làm gì ? ( Tích hợp GDMT)
HS:Rất đẹp, đáp ứng được nhu cầu tinh thần và thoải mái ,cần phải bảo vệ.Bản thân không phá hoại cây cối, giữ gìn nguồn nước ,vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên .
*Mở rộng:Các em đã cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên ,vậy em có ước muốn gì không?( giáo dục tình cảm )
HS:Có dịp sẽ đến đó lần nữa.
? Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ? ( Kĩ năng giải quyết vấn đề )
HS: Thiên nhiên là tài sản vô giá, rất cần thiết cho con người. Đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người. Cung cấp những thứ cần thiết cho con người như:thức ăn,nước uống,không khí để thở
GV;Sử dụng tranh ảnh:Rừng bị đốt:
GV:Hình ảnh trên nói lên điều gì?
Phương pháp động não:Theo em cuộc sống sẽ ra sao nếu thiên bị tàn phá?( Kĩ năng phê phán )
HS:Sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người đến sự phát triển các lĩnh vực kinh tế.
Phương pháp đề án :Trong những hành vi sau đây, hành vi nào phá hoại thiên nhiên?( Kĩ năng phê phán )
a. Chặt phá rừng trái phép lấy gỗ.
b. Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan
c. Đi tắm biển.
d. Săn bắn chim bừa bãi
GV: Tác hại của những hành vi đó là gì?( 
HS:-Gây ra lũ lụt ,hạn hán
 -Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
 -Thiệt hại về tinh thần và tài sản
HS: Ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên thì có lợi gì?
Hs: Thiên nhiên sẽ được giữ gìn, sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống của chúng ta.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát , nhận xét hình “ Sau cơn lũ” và “ Đốt rừng làm rẫy”.
* Kể những hành vi phá hoại môi trường mà em biết? Tác hại của việc phá hoại môi trường. 
Hs: Các hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sự mất đi của các giống loài làm cuộc sống con người khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tính mạng sức khỏe con người.
*Nhấn mạnh:Thiên nhiên giúp phát triển kinh tế công nông nghiệp ,du lịch ,nó là tài sản vô giá của dân tộc.
-Thiên nhiên giúp con người vui vẻ hơn, đi bộ cảnh thiên nhiên tinh thần sảng khoái,thiên nhiên đẹp cho ta cuộc sống thanh bình.
HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút) 
Kiến thức :-Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên .
*GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút)
* Bản thân mỗi HS phải làm gì? Có thái độ ra sao đối với thiên nhiên?(Giáo dục tình cảm)
HS:-Trồng cây gây rừng,bảo vệ động vật,khai thác rừng thuỷ hải sản phải có kế hoạch.
-Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán khắc phục: Đốt rừng làm nương rẫy, đánh cá bằng mìn,săn bắt loài động vật.
: Bản thân em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Hs: không phá cây cối, giữ sạch các nguồn nước ( sông, suối, hồ), giải thích cho mọi người hiểu ích lợi và vai trò của thiên nhiên; vận động bạn bè tham gia cáchoạt động bảo tồn thiên nhiên.
Gv: Gia đình, tập thể lớp nên làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
+ Vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên.
+ Tham gia tích cực phong trào “ trồng cây gây rừng”
Gv: Những lợi ích đó có phải là vô tận không? Vì sao?
+ Hs tự do trả lời.
: Em hiểu câu nói của Bác Hồ: “ Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” có ý nghĩa gì?
Gv: Không những mỗi người phải có ý thức bảo vệ mà còn biết nhắc nhở mọi người, bạn bè giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Gv: Theo em Đảng và Nhà nước ta hiện nay có quan tâm đến vấn đề này chưa?
+ GV giới thiệu điều 29 – HP 1992 và chương XVII điều 182 –191 của bộ luật hình sự nước CHXHCNVN. Ngoài những vấn đề trên thì việc tu bổ trồng rừng mới cũng là vấn đề nhà nước quan tâm.
 + Phủ xanh đồi trọc.
 + Hãy bảo vệ môi trường vv.
Gv: Theo em, học sinh cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên? 
Hs: Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương và nhà trường như trồng cây gây rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, vận động mọi người khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch.
 - Quét dọn vệ sinh trường lớp .
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
Gv: Muốn bảo vệ thiên nhiên và môi trường hãy sống hoà hợp thiên nhiên thì mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không chặt phá cây bừa bãi, không đốt rừng làm rẫy, đánh cá hay săn bắt. Tạo môi trường xung quanh xanh sạch đẹp.
GV: Kết luận bài học.
I.TRUYỆN ĐỌC:
“Một ngày chủ nhật bổ ích”.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
a Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
 Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; tôn trọng và bảo vệ thiên nhien, không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
b. Biểu hiện: bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng và chăm sóc cây xanh; lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện; khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch,
 -Ví dụ :Bảo vệ rừng ,ngăn chặn hành vi phá rừng ,trồng và chăm sóc cây xanh,khai thác rừng có kế hoạch ..
2. Vai trò của thiên nhiên đối với con người :
c. Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên:
+ Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người: thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người; thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu ( làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người)
c/Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: trồng và chăm sóc cây xanh; khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng; bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt ( nổ mìn, xung điện);
4.4./Tổng kết:
? Ngày 24/4 hàng năm là ngày gì ?
HS: Được chọn là ngày trái đất để nhắc nhở mọi người có trách nhiệm bảo vệ trái đất ,hành tinh sống của chúng ta sạch và đẹp .
HS: Đọc và trả lời bài tập a SGK trang 17.
Kết thúc bài :Việt Nam quê hương tôi.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 21.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 22.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 -Chuẩn bị ôn tập bài 4, 5, 6 chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết tuần sau.
+ Ôn nội dung bài học, bài tập, tình huống. 
+ Xem lại tục ngữ, ca dao
5/PHỤ LỤC :
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.doc