Tiết 8, Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng: làm rẫy, thâm canh lúa nước, sản xuất theo qui mô lớn.

 - Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước với đặc điểm dân cư.

2. Kĩ năng:

 - Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lí và lược đồ địa lí.

 - Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ.

II. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ dân cư và nông nghiệp châu Á.

- Tranh ảnh về những hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:19/9/2008
ND:20/9/2008.
 Tiết 8- Bài 8: 
 CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - HS nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng: làm rẫy, thâm canh lúa nước, sản xuất theo qui mô lớn.
 - Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước với đặc điểm dân cư.
2. Kĩ năng:
 - Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lí và lược đồ địa lí.
 - Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ.
II. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ dân cư và nông nghiệp châu Á.
- Tranh ảnh về những hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 15 phút
* Đề kiểm tra:
 I. Trắc nghiêm khách quan (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1.Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc trưng của khu vực:
a. Tây Á và Tây Nam Á.	b. Nam Á và Đông Nam Á
c. Bắc Á và Đông Bắc Á.	d. Cả 3 câu trên đều sai.
2. Tính chất nào không phải là đặc điểm của gió mùa mùa đông:
a. Thổi từ lục địa châu Á ra.	b. Càng về gần xích đạo càng ấm dần.	
c. Mát và gây nhiều mưa.	d. Gây ra từng đợt rét.
3. Đặc điểm của rừng nhiệt đới gió mùa là:
a. Rừng xanh lá vào mùa mưa và có một số cây rụng lá vào mùa khô.
b. Rừng phát triển rộng khắp từ vùng núi đến ven biển.
c. Nhiệt độ trong rừng cao và độ ẩm lớn.
d. Tất cả đều đúng.
4. Hướng gió mùa mùa đông đến nước ta là hướng:
a. Đông Bắc.	b. Tây Bắc.
c. Tây Nam.	d. Đông Nam.
II. Tự luận ( 6 điểm)
1. Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
2. Vì sao vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới?
* Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm khách quan(4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm
1- b	 2-c	3-d	4- a
II. Tự luận (6 điểm)
1. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
 - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió	(1đ)
 + Mùa hạ: Nóng ẩm, mưa nhiều	(1đ)
 + Mùa đông: khô và lạnh	(1đ)
 - Thời tiết diễn biến thất thường	(1đ)
2. Vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới vì đây là nơi có khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới, đặc biệt là cây lúa nước và cây công nghiệp.	(2đ)
2. Bài mới:
* Vào bài: GV giới thiệu bài.
* Dạy bài mới:
 GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk.
? Kể tên các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng?
 GV hướng dẫn HS quan sát các tranh ảnh về các hình thức canh tác trong nông nghiệp kết hợp nghiên cứu sgk, thảo luận tìm hiểu về các hình thức canh tác đó.
 GV chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận trong 5 phút.
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu hình thức làm nương rẫy.
+ Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu hình thức lảmuộng, thâm canh lúa nước.
+ Nhóm 4và 5: Tìm hiểu hình thức sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn.
 GV hướng dẫn, định hướng cho các nhóm thảo luận theo những nội dung sau:
 - Điều kiên sản xuất.
 - Đặc điểm sản xuất( công cụ sản xuất, cách thức sản xuất).
 - Kết quả sản xuất( giá trị sản phẩm).
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức vào bảng phụ:
SỰ KHÁC NHAU CỦA CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG. 
Làm nương rẫy
Làm ruộng, thâm canh lúa nước.
Sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn.
Điều kiện sản xuất
Đốt rừng, xavan làm nương rẫy.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ động tưới tiêu, nguồn lao động dồi dào.
Diện tích canh tác rộng, vốn sản xuất lớn, nguồn tiêu thụ ổn định.
Đặc điểm sản xuất
Hình thức sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, ít chăm bón.
Tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng.
Hình thức canh tác hiện đại, theo qui mô lớn, áp dụng KHKT.
Kết quả sản xuất
Khối lượng nông sản ít, giá trị thấp.
Khối lượng nông sản tương đối lớn, giá trị tương đối cao, có khả năng xuất khẩu.
Khối lượng nông sản hàng hoá lớn, có giá trị xuất khẩu cao.
 GV treo lược đồ dân cư và nông nghiệp châu Á , hướng dẫn HS quan sát kết hợp hình 8.4 sgk, cho biết các khu vực có thâm canh lúa nước là khu vực có phân bố dân cư như thế nào?Giải thích nguyên nhân?
? Quan sát H8.3 và H8.6 cho biết tại sao ruộng có bờ vùng, bờ thửa và ruộng bậc thang ở vùng đồi núi là cách khai thác có hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường?
? Đồn điền cho thu hoạch nhiều nông sản, vậy tại sao người ta không lập nhiều đồn điền?
 HS trả lời, GV nhận xét chốt những ưu điểm và nhược điểm của phương thức sản xuất lớn.
 Yêu cầu HS liên hệ các hình thức canh tác ở địa phương, ưu và nhược điểm của các phương thức đó.
3. Củng cố.(3phút)
? Nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng?
 Hướng dẫn HS lam bài tập 2 và 3 sgk.
Bài2: Yêu cầu HS ôn lại các điều kiện để thâm canh lúa nước, kết quả của thâm canh lúa nước, từ đó sắp xếp các dữ liệu.
Tăng sản lượng
 Tăng vụ Tăng năng suất
Thâm canh lúa nước
 Chủ động tưới tiêu Nguồn lao động dồi dào
 Bài 3: Yêu cầu HS quan sát H8.6 và H8.7, mô tả bức ảnh, đưa ra nhận xét chung. Từ đó nêu ý nghĩa của hai hình thức canh tác đó.
4. Hướng dẫn về nhà: (1phút)
 - Học bài, làm bài tập.
 - Ôn lại đặc điểm khí hậu đới nóng? ảnh hưởng của khí hậu tới cây trồng và đát đai nhiư thế nào?
 - Sưu tầm tranh ảnh về xói mòn đất ở vùng đồi núi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng (3).doc