Tiết 8, Bài 8: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật hình cắt

I. Mục tiêu:

 Kiến thức: HS biết được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kĩ thuật.

 Kĩ năng: Rèn luyện trí tưởng tượng trong không gian của học sinh

 Thái độ: HS say mê học tập, sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

 + Một số mẫu bản vẽ cơ khí và xây dựng.

 + Mô hình ống lót, tranh vẽ hình 8.2

2Học sinh:

 + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

 Làm bài tập phần b SGK/26

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 8: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật hình cắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Ngày dạy:
Lớp: 8A
 8B
Chương II: Bản vẽ kĩ thuật
Tiết 8- Bài 8: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
Hình cắt
I. Mục tiêu: 
 Kiến thức: HS biết được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kĩ thuật.
 Kĩ năng: Rèn luyện trí tưởng tượng trong không gian của học sinh
 Thái độ: HS say mê học tập, sáng tạo.	
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
	 + Một số mẫu bản vẽ cơ khí và xây dựng.
	 + Mô hình ống lót, tranh vẽ hình 8.2
2Học sinh: 	 
 + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số: (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 Làm bài tập phần b SGK/26
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: (1 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về bản vẽ kĩ thuật: (15 phút)
 - Yêu cầu học sinh nhớ lại bài 1: vai trò của BVKT trong sản xuất và đời sống.
 - Giới thiệu một số bản vẽ trong thực tế.
 GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
(?) Em hiểu thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
(?) Bản vẽ được dùng trong các lĩnh vực nào? Phân loại bản vẽ?
 - HS chú ý quan sát, trả lời câu hỏi.
* Nội dung của bản vẽ kĩ thuật: Thể hiện chính xác hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật khác của sản phẩm
I- Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật:
* Khái niên:
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong giai đoạn thiết kế và được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa...
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về hình cắt: (20 phút)
 GV nêu cách vẽ hình cắt cho HS:
 Khi vẽ hình cắt, vật thể được xem như bị mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt thành 2 phần: Phần vật thể sau mặt phẳng cắt được chiếu lên mặt phẳng chiếu được hình cắt.
 GV đặt câu hỏi cho HS trả lời.
(?) Vậy để thể hiện các bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể, trên BVKT được thể hiện như thế nào ?
 GV trình bày quá trình vẽ hình cắt thông qua vật mẫu ống lót và hình vẽ 8.2
(?) Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làm gì ?
 GV Kết luận: 
 Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
II- Khái niệm về hình cắt:
* Khái niệm:
Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
* Công dụng của hình cắt:
Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch.
3. Củng cố, đánh giá kết quả học tập: (3 phút)
 GV đặt câu hỏi củng cố kiến thức cho HS.
 ? Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
 ? Thế nào là hình cắt?
GV củng cố kiến thức cho HS.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1phút)
 - Đọc lại bài trong SGK, trong vở ghi.
 - Chuẩn bị cho bài sau: Bài9 bản vẽ chi tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - Hình cắt.doc