I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, khái niệm công dụng của hình cắt, mặt cắt.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng đọc hình cắt , mặt cắt.
3. Thái độ:
Cẩn thận – Có hứng thú học tập bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
Tranh hình bài 8 có mẫu bản vẽ.
Mô hình ống lót – mặt cắt hình cắt.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
- Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất?
Ngày soạn: 15/09/2012 Ngày giảng: 8A: .../.../2012; 8B: .../.../2012; 8C: .../.../2012 TIẾT 8: BÀI 9: BẢN VẼ CHI TIẾT – BÀI 11: BIỂU DIỄN REN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, khái niệm công dụng của hình cắt, mặt cắt. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hình cắt , mặt cắt. 3. Thái độ: Cẩn thận – Có hứng thú học tập bộ môn II. CHUẨN BỊ: Tranh hình bài 8 có mẫu bản vẽ. Mô hình ống lót – mặt cắt hình cắt. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? - Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết I.Nội dung của bản vẽ chi tiết. a. Hình biểu diễn. - Hình cắt (hc đứng) và hình chiếu cạnh hai hình đó biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót. b. Kích thước: - Đường kính ngoài,đường kính trong, chiều dài c. Yêu cầu kỹ thuật. - Gia công sử lý bề mặt d. Khung tên. - Tên chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu. Giáo viên nêu vấn đề trong sản xuất để làm ra một chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy Khi chế tạo phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết Cho học sinh quan sát hình 9.1 rồi đặt câu hỏi. Trên bản hình 9.1 gồm những hình biểu diễn nào? Trên bản vẽ hình9.1 thể hiện những kích thước nào? Trên bản vẽ có những yêu cầu kỹ thuật nào? Khung tên của bản vẽ thể hiện những gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu trình tự đọc bản vẽ chi tiết II. Đọc bản vẽ chi tiết. Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ ống lót H9.1 1.Khung tên - Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỉ lệ - ống lót - Thép - 1:1 2. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt - Hình chiếu cạnh - Hình cắt ở hình chiếu đứng 3. Kích thước - Kích thước chung Kích thước các phần - 28, 30 - Đường kính ngoài28.. Đường kính lỗ16. Chiều dài 30. 4. Yêu cầu kỹ thuật - Gia công - Xử lý bề mặt - Làm tù cạnh - Mạ kẽm 5. Tổng hợp - Mô tả hình dạng - Công dụng - Ống hình trụ tròn - Dùng lót giữa các chi tiết. - Giáo viên treo hình 9.1 SGK lên bảng. Yêu cầu học sinh đọc nội dung hình 9.1 - Đọc nội dung phần nào chốt từng mục của phần đó + Khung tên: Nêu tên gọi, vật liêu, tỷ lệ. + Hãy nêu tên gọi của hình chiếu và vị trí của hình cắt? + Hãy nêu kích thước chung của từng chi tiết, kích thước từng phần của chi tiết? + Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật khi gia công và xử lí bề mặt? + Hãy mô tả hình dạng ngoài của chi tiết và công dụng của chi tiết? . Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết có ren III. Chi tiết có ren: - Rất nhiều chi tiết sử dụng ren trong thực tế như bóng đèn, ốc vít, chai, lọ - Ren dùng để ghép nối các chi tiết có ren với nhau. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số chi tiết có ren (bu lông, đai ốc,) Phát cho các nhóm quan sát thêm một số chi tiết khác như: bút, lọ mực, .. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 11.1 và trả lời câu hỏi: - Hãy kể tên một số chi tiết khác có ren thường thấy ? - Nêu công dụng của ren trên các chi tiết của hình 11.1 SGK? Hoạt động 4: Tìm hiểu quy ước vẽ ren IV. Qui ước vẽ ren: 1/ Ren ngoài: (ren trục) - Ren trục là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết. * Quy ước vẽ ren ngoài ( ren trục): - Đường đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm - Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh - Vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 hình tròn. 2/ Ren trong (ren lỗ) - Ren lỗ là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ. * Quy ước vẽ ren trong ( ren lỗ): - Đường đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm - Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh - Vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 hình tròn. 3/ Ren bị che khuất: Khi ren trục hoặc ren lỗ bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. - Cho học sinh quan sát ren trục H11.2 và 11.3/SGK. - Hãy điền các cụm từ liền đậm và liền mảnh để có quy ước vẽ ren ngoài (ren trục). - Cho HS đọc nội dung quy ước. - Cho HS quan sát ren trục H11.4 và 11.5/SGK. - Hãy điền các cụm từ liền đậm và liền mảnh để có quy ước vẽ ren trong (ren lỗ). - Cho học sinh đọc nội dung quy ước. - Ta thấy rằng quy ước vẽ ren trục và ren lỗ giống hệt nhau nhưng trên bản vẽ chúng khác nhau như thế nào? - Cho HS quan sát Hình 11.6 - Nêu qui ước vẽ ren trục hoặc ren lỗ trong trường hợp bị che khuất. - Hãy quan sát H11.6 và cho biết đó là bản vẽ của ren nào? Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Giáo viên hệ thống nội dung chính và khắc sâu nội dung đó . - Đọc mục có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm về quy ước vẽ hình cắt của ren. - Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi 1-3/sgk/37 và trả lời câu hỏi đó. - Yêu cầu học sinh vè nhà làm bài tập 1, 2 SGK. - Chuẩn bị phiếu học tập như bảng 9.1 để đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. đánh giá kết quả giảng dạy và rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: