Tiết 85: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

1.Về kiến thức:

• Nắm được các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.

• Liên hệ được với các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.

 2.Về kĩ năng:

• Vận dụng được các tính chất để thực hiện phép tính hợp lý , nhất là khi nhân nhiều phân số.

• Vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số vào để giải các bài toán thực tế.

 3.Về thái độ:

• Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất một cách hợp lý, hiệu quả.

• Tính toán chính xác, cẩn thận.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1629Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 85: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức: 
Nắm được các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
Liên hệ được với các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.
 2.Về kĩ năng:
Vận dụng được các tính chất để thực hiện phép tính hợp lý , nhất là khi nhân nhiều phân số.
Vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số vào để giải các bài toán thực tế.
 3.Về thái độ:
Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất một cách hợp lý, hiệu quả.
Tính toán chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị
 GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
 HS: Làm bài tập đầy đủ, ôn lại tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên, đọc trước bài “Tính chất cơ bản của phép nhân phân số”.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 7 phút )
- GV gọi hs 1 lên bảng chữa bài tập 84/sbt/17 và nêu quy tắc nhân 2 phân số.
- GV gọi hs 2 lên bảng nêu tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên?
- GV: phép nhân các phân số cũng có đầy đủ các tính chất như phép nhân các số nguyên. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn điều này.
- HS1 lên bảng làm bài tập 84/sbt/17
- HS2 lên bảng viết 4 tính chất của phép nhân số nguyên:
+ Tính chất giao hoán
+ Tính chất kết hợp
+ Tính chất nhân với số 1
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
 Tính chất của phép nhân số nguyên:
+ Tính chất giao hoán
+ Tính chất kết hợp
+ Tính chất nhân với số 1
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Hoạt động 2 : Các tính chất ( 8 phút )
- GV: Gọi 4 học sinh đứng tại chỗ nêu tên tính chất, CTTQ các tính chất và phát biểu mỗi tính chất bằng lời.
- GV: Các tính chất này đem lại cho chúng ta lợi ích gì khi giải toán?
- GV: Để biết rõ hơn lợi ích khi sử dụng các tính chất này trong giải toán chúng ta cùng nhau sang phần 2 áp dụng
- 4 HS đứng tại chỗ trả lời
+ Tính chất giao hoán:
Tích của các phân số không đổi khi ta đổi chỗ các phân số đó.
+ Tính chất kết hợp:
Muốn nhân tích hai phân số với phân số thứ bat a có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
+ Nhân với số 1:
Tích của một phân số với 1 bằng chính nó.
+ Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
Muốn nhân một phân số với một tổng ta có thể nhân phân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại.
- HS: giúp chúng ta tính toán nhanh hơn, hợp lý hơn.
Tiết 85. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
1. Các tính chất
a, Tính chất giao hoán: 
(a,b,c,d Î Z ; b,d ¹ 0).
b, Tính chất kết hợp:
 (a, b, c, d ÎZ, b,d,q ¹ 0).
c, Nhân với số 1:
( a, b ÎZ, b ≠ 0)
d, Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
(a, b, c, d, p, q ÎZ, b, d, q ≠ 0)
Hoạt động 3 : Áp dụng ( 12 phút )
- GV: Gọi 1 HS đọc phần ví dụ trong SGK.
+ GV hướng dẫn mẫu, phân tích từng bước cho HS biết đã sử dụng tính chất nào? Ở đâu? 
+ Sau khi chữa xong GV chốt lại: Do các tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân, khi nhân nhiều phân số ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các phân số lại theo bất cứ cách nào sao cho việc tính toán được thuận lợi hơn.
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm ?2
+ GV: Yêu cầu các bạn đứng tại chỗ trình bày bài làm của mình .cả lớp theo dõi để chữa bài của bạn trên bảng.
+ GV hỏi hs nhận xét bài của bạn về kết quả, cách trình bày và cách làm gọn hay chưa?
1 HS đọc to phần ví dụ.
HS cùng làm ví dụ trong SGK.
2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. 
2. Áp dụng
?2:
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố ( 17 phút )
- Gv treo bảng phụ ghi đề bài bài 75/SGK lên bảng.
+ Gv yêu cầu HS dưới lớp điền vào các ô đường chéo.
+ GV chữa kết quả rồi gọi HS tiếp theo điền vào 3 ô hàng ngang thứ 2.
+ GV: Từ kết quả của 3 ô hàng ngang thứ 2, ta điền được ngay các ô nào? Vì sao?
+ GV: Tương tự, ta có thể điền tiếp các ô còn lại.Gv gọi mối HS điền 2 ô cho đến hết.
+ Gv chốt lại : Với mỗi bài tập, các em có nhiều cách giải khác nhau tuy nhiên các con nên quan sát kĩ các phân số trong bảng hay trong biểu thức có quan hệ với nhau như thế nào rồi suy nghĩ và tính nhẩm sẽ tìm được cách giải hợp lý nhất.Trong học tập cũng như trong cuộc sống, ta luôn luôn phải tìm cách giải quyết công việc một cách hợp lý nhất.
- Gv gọi 1 HS đứng tại chố nêu cách làm bài 1 trong PHT rồi lên bảng làm.
+ Gv cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv gọi 1 HS nêu cách làm bài 2 trong PHT 
- Gv cho HS làm bài 3 trong PHT.
Một kho chứa hàng, cứ mỗi buổi sáng nhà kho nhập vào tấn hàng và buổi chiều nhập vào tấn hàng. Tính khối lượng hàng nhà kho nhập vào trong 30 ngày.
+ GV hỏi hs có mấy cách giải bài toán này?
- HS điền bút chì vào sách
- HS: Điền được ngay 3 ô ở cột thứ 2 do áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân.
1 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở.
 - HS nhận xét cơ sở của từng bước giải, kết quả phép tính và cách trình bày lời giải.
HS: Có các cặp số giống nhau (a và b đổi chỗ cho nhau).
HS: Áp dụng tính chất giao hoán để giải. đỡ phải tính nhiều lần.
HS: Lên bảng điền và giải thích.
- HS: Có 2 cách
Thay trực tiếp
Tính ra kết quả cuối cùng rồi thay b.
HS đứng tại chỗ nêu cách làm rồi lên bảng trình bày. 
- HS: Có 2 cách:
+C1:Tính tổng số tấn hàng của 1 ngày rồi nhân lên với 30 ngày.
+C2: Tính tổng số tấn hàng của 30 buổi sáng cộng tổng số tấn hang của 30 buổi chiều.
- HS dưới lớp làm bài vào vở rồi nhận xét bài làm của bạn.
Bài 75/sgk/39
 x
Bài 1/PHT
Bài 2/PHT
Bài 3:
Cách 1:
30 ngày nhà kho nhập số tấn hàng là:
Đáp số: 43 tấn
Cách 2: 
30 ngày nhà kho nhập số tấn hàng là:
Đáp số: 43 tấn
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Học thuộc các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
Làm các bài tập 74, 76, 77/sgk
Tiết 85. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:
Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:
 với 
Một kho chứa hàng, cứ mỗi buổi sang nhà kho nhập vào tấn hàng và buổi chiều nhập vào tấn hàng. Tính khối lượng hàng nhà kho nhập vào trong 30 ngày.
Bài giải:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số (2).doc