I. Mục tiêu tiết học
1. Kiến thức
- HS biết được phân tử là gì? So sánh được các khái niệm phân tử và nguyên tử. Biết được trạng thái của chất.
2. Kĩ năng
- Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất.
- Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử chất kia bao nhiêu lần.
3. Thái độ
- Hiểu kĩ hơn về các khái niệm hóa học đã học.
II. Chuẩn bị
Tranh vẽ hình: 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14
Tiết 9 Ngày soạn:. Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ Mục tiêu tiết học Kiến thức HS biết được phân tử là gì? So sánh được các khái niệm phân tử và nguyên tử. Biết được trạng thái của chất. Kĩ năng Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất. Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử chất kia bao nhiêu lần. Thái độ Hiểu kĩ hơn về các khái niệm hóa học đã học. Chuẩn bị Tranh vẽ hình: 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14 Tiến trình tiết học Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nêu định nghĩa đơn chất và hợp chất? Cho ví dụ Chữa bài tập 1 (SGK tr.25) Chữa bài tập 2 (SGK tr.25) Bài mới Nội dung Hoạt động của thầy và trò III.Phân tử 1.Định nghĩa Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đối với đơn chất kim loại: Nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. Hoạt động 1: Phân tử Định nghĩa GV: treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 1.11, 1.12, 1.13 GV: Giới thiệu: Các phân tử hidro (trong một mẫu khí hidro) Các phân tử oxi (trong một mẫu khí oxi). Các phân tử nước (trong một mẫu nước) GV: Em hãy nhận xét về: Thành phần Hình dạng Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu trên. HS: Trả lời Các hạt hợp thành mỗi mẫu trên giống nhau về số nguyên tử, hình dạng, kích thước GV: Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử Vậy phân tử là gì? HS: Trả lời Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 1.10 và rút ra nhận xét HS: Đưa ra nhận xét Đối với đơn chất kim loại: Nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. 2.Phân tử khối Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính theo đvC. Hoạt động 2: Phân tử khối GV: Em hãy nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối HS: Nhắc lại đinh nghĩa nguyên tử khối. GV: Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa phân tử khối. HS: Nêu định nghĩa phân tử khối. GV: Hướng dẫn học sinh tính phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Ví dụ: Tính phân tử khối của Clo Oxi Nước HS: Làm ví đụ vào vở. GV: Đưa ra ví dụ 2 Ví dụ 2:Quan sát hình 1.15 và tính phân tử khối của khí cacbonic Phân tử khí cacbonic gồm mấy nguyên tử ? Thuộc những nguyên tố nào? HS: Trả lời và làm ví dụ 2 GV: Đưa ra ví dụ 3 Ví dụ 3: Tính phân tử khối của Axit sunfuric biết phân tử gồm: 2H, 1S, 4O. Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N, 3H Canxi cacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C, 3O. GV: Gọi 3 HS lên bảng làm VD3 Hoạt động 3: Củng cố GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của tiết học theo các câu hỏi: Phân tử là gì? Phân tử khối là gì? Hoạt động 4: Dặn dò GV: Dặc dò học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành Làm các bài tập 4,5,6,7 SGK tr.26
Tài liệu đính kèm: