I. Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu t/c: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.
Kĩ năng: Biết 1 điểm có nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.
Vận dụng được hệ thức AM + MB = AB để tính độ dài 1 đoạn thẳng.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
II. Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ.
Hs: Thước thẳng.
Phương pháp dạy học chủ yếu: Đặt và giải quyết vấn đề, dạy học bằng máy chiếu.
Tiết: 9 Tuần: 9 Ngày soạn: 11/09/2010 Bài dạy: KHI NÀO THÌ AM + MB = AB? I. Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu t/c: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại. Kĩ năng: Biết 1 điểm có nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác. Vận dụng được hệ thức AM + MB = AB để tính độ dài 1 đoạn thẳng. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. II. Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn, thước gấp, thước chữ A, bảng phụ. Hs: Thước thẳng. Phương pháp dạy học chủ yếu: Đặt và giải quyết vấn đề, dạy học bằng máy chiếu. III. Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định: (1’) Giới thiệu đại biểu. Lớp báo cáo sĩ số. 2/ KTBC: (7’) Gv treo bảng phụ vẽ sẵn hình: Hỏi: Trong ba điểm A, M, B; điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Trên hình có những đoạn thẳng nào? Đo độ dài của những đoạn thẳng AM; MB; AB rồi so sánh độ dài của AB với AM + MB? Giới thiệu bài mới: Qua thực hành đo vừa rồi thì AM + MB = AB khi M nằm giữa 2 điểm A và B. Để tìm hiểu xem, nếu thay đổi vị trí của M thì AM + MB có luôn bằng AB hay không? Ta học bài hôm nay: Khi nào AM + MB = AB? 3/ Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG 20’ 5’ 7’ 5’ Hđ1: Qua bài tập ktbc, em hãy nhắc lại khi nào thì AM + MB = AB? Dùng máy chiếu thay đổi vị trí của M (3 lần) sao cho M nằm giữa 2 điểm A và B; đưa thước đo cho học sinh quan sát và ghi kết quả đo AM, MB, AB và so sánh độ dài AB với AM + MB trong mỗi trường hợp. Hỏi: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì độ dài đoạn thẳng AB với tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB như thế nào? Chốt: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB. (đưa nhận xét 1 lên màn hình). Hỏi: Ngược lại: Nếu điểm M không nằm giữa 2 điểm A và B thì độ dài đoạn thẳng AB có bằng tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB hay không? Dùng máy chiếu thay đổi vị trí của M (trường hợp 3 điểm A, M, B thẳng hàng và không thẳng hàng) sao cho M không nằm giữa 2 điểm A và B; đưa thước đo cho học sinh quan sát và ghi kết quả đo AM, MB, AB rồi so sánh độ dài AB với AM + MB trong mỗi trường hợp. Hỏi: Trong trường hợp điểm M không nằm giữa 2 điểm A và B thì độ dài đoạn thẳng AB có bằng tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB hay không? Hỏi: Vậy AM + MB = AB khi nào? Chốt: Như vậy, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B (đưa nhận xét 2 lên màn hình). Hỏi: Từ 2 nhận xét trên em rút ra được kết luận gì? Gọi 2 hs lần lượt nhắc lại rồi đưa kết luận lên màn hình. Đưa ví dụ lên màn hình: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM = 5cm, AB = 7cm. Tính MB? Cho cả lớp làm nháp, gọi 1 hs lên bảng. Gọi hs nhận xét bài của bạn. Gv nhận xét, sửa sai cho hs rồi đưa hình vẽ và bài giải mẫu lên màn hình. Hỏi: (Đưa lên màn hình từng câu hỏi) 1) Cho 3 điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng? (Gv giải thích cụ thể) 2) Biết AN + NB = AB, kết luận gì về vị trí điểm N đối với A, B? 3) Để đo độ dài của 1 đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa 2 điểm, ta thường dùng những dụng cụ gì? Hđ2: Cho hs đọc sgk trang 120; 121. Chiếu vài loại thước đo độ dài lên màn hình và giới thiệu cho hs. Hđ3: Cho hs làm bt 46/121 sgk (đưa đề btập lên màn hình) Gọi 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào nháp. Gọi hs nhận xét bài của bạn. Gv nhận xét, sửa sai cho hs rồi đưa hình vẽ và bài giải mẫu lên màn hình. Hỏi: Như vậy muốn đo k/cách 2 điểm A và B khá xa, ta làm ntn? Cho hs làm tiếp bt 50/121 sgk (đưa đề btập lên màn hình). Hđ4: HDVN: -BTVN: 47; 48; 49; 51; 52/121 – 122. Hdẫn bài tập 49: (Đề và hình vẽ đưa lên màn hình) a) Trong 3 điểm A, M, N thì điểm nào nằm giữa => hệ thức nào? (ghi bảng) Trong 3 điểm B, M, N thì điểm nào nằm giữa => hệ thức nào? (ghi bảng) b) Câu b làm tương tự câu a. Dặn hs hôm sau mang theo thước thẳng có chia khoảng; com pa. -Học sinh trả lời. Quan sát trên màn hình, ghi kết quả đo độ dài AM, MB, AB và so sánh AB với AM + MB. - Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB. - M không nằm giữa 2 điểm A và B thì độ dài đoạn thẳng AB không bằng tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB. - Khi M nằm giữa 2 điểm A và B. Nêu kết luận như sgk. Hs lên bảng vẽ hình, làm bài, cả lớp làm nháp. Nhận xét. Trả lời: 1) Ta chỉ cần đo 2 đoạn thẳng thì biết được độ dài của cả 3 đoạn thẳng. 2) N nằm giữa A và B. 3) Hs tự trả lời. Đọc sgk. Hs quan sát. -Học sinh đọc đề. Hs lên bảng, cả lớp làm nháp. Nhận xét. Ghi bài. Đặt thước đo liên tiếp rồi cộng các độ dài lại. -Học sinh đọc đề, suy nghĩ trả lời miệng. Hs trả lời miệng. 1. Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? Nhận xét 1: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB. Nhận xét 2: Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Kết luận: Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Ví du: Cho điểm M nằm giữa 2 điểm A và B. Biết AM = 5cm, AB = 7cm. Tính MB? Vì M nằm giữa 2 điểm A và B nên: AM + MB = AB hay 5cm + MB = 7cm MB = 7cm - 5cm = 2cm 2. Một vài d/cụ đo kh/cách giữa 2 điểm trên mặt đất: (sgk/120 - 121) 3. Luyện tập: Bài tập 46/121 sgk: Vì N là 1 điểm của đoạn thẳng IK nên IN + NK = IK hay IK = 3cm + 6cm = 9cm Bài tập 50/121 sgk: 3 điểm V, A, T thẳng hàng. Nếu TV + VA = TA thì điểm V nằm giữa 2 điểm T và A. AM + MN = AN BN + NM = BM mà AN = BM => AM + MN = MN + NB => AM = BN (vì MN = NM) IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: