Tổng ba góc của một tam giác - Đỗ Hải Thuận

 1. Kiến thức: Nắm được định lý về tổng ba góc trong tam giác.

 2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để tính số đo các góc của một tam giác và giải các bài toán.

 3. Thái độ: Rèn cho học sinh khả năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp.Đồng thời rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, phát huy tính tích cực trong học tập.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng ba góc của một tam giác - Đỗ Hải Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
Người dạy: Đỗ Hải Thuận
Lớp: Toán A K34
Ban: Tự nhiên
Môn: Toán
Ngày dạy: 23/10/2009
Chương II – Tam giác
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Nắm được định lý về tổng ba góc trong tam giác.
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng định lý tổng ba góc trong tam giác để tính số đo các góc của một tam giác và giải các bài toán.
 3. Thái độ: Rèn cho học sinh khả năng quan sát, tư duy phân tích, tổng hợp.Đồng thời rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, phát huy tính tích cực trong học tập.
II.Yêu cầu về kiến thức của học sinh:
Kiến thức về công nghệ thông tin:
Kiến thức chung về môn học: Vẽ góc khi biết số đo cho trước, đo góc, nhớ tính chất của hai đường thẳng song song.
III. Yêu cầu về trang thiết bị, đồ dùng dạy học:
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học có liên quan tới CNTT:
Phần cứng: Máy vi tính, máy chiếu, màn hình, máy chiếu vật thể.
Phần mềm: 
+ Microsoft office powerpoint 2003.
+ Geometer’s Sketchpad 4.0.
+ Camtasia studio 6.
Những trang thiết bị, đồ dùng dạy học khác: Bảng phụ, thước kẻ, thước đo độ, compa, phấn, phấn màu.
IV. Chuẩn bị việc giảng dạy:
Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Thước đo độ, compa, thước kẻ, phiếu bài tập, giáo án, sgk.
+ Phần mềm trình chiếu trên powerpoint, sketchpad, camtasia.
Phần chuẩn bị của học sinh: Thước kẻ, compa, thước đo độ, bút chì, vở, sgk.
V. Kế hoạch giảng dạy: Slide 1: Chào mừng các thầy cô tới dự buổi học của “1.ppt”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ứng dụng CNTT
Hoạt động 1: Dẫn dắt,đặt vấn đề, phát hiện vấn đề
+ GV: Hãy lần lượt vẽ những tam giác có ba cạnh tùy ý, còn ba góc bằng:
Chiếu slide 2 của “1.ppt”
+ GV: Có vẽ được tam giác với những bộ ba góc đã cho như trên hay không?
+ GV: Nhận xét vì sao không vẽ được tam giác trong các trường hợp trên?
Chiếu “camtasia.camrec”: Gíup hs kiểm nghiệm lại nx vừa nêu
+ GV: Vì không vẽ được góc thứ 3 có số đo như đầu bài nên hãy xóa số đo đó đi và đo xem góc thứ 3 của tam giác bằng?
Chiếu “sketchpad1.gsp” 
+ GV: Có nhận xét gì về tổng số đo 3 góc của tam giác vừa vẽ
+ GV: Hai tam giác có kích thước, hình dạng khác nhau thì tổng số đo 3 góc có bằng nhau không? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong ngày hôm nay
+ Một học sinh lên bảng thực hiện 
+ Học sinh trả lời không thể vẽ được tam giác với bộ ba góc đã cho.
+ HS: Sau khi đã vẽ xong hai góc thì vẽ luôn được tam giác nhưng góc thứ ba không vẽ được theo số đo định trước.
+ HS:Làm theo yêu cầu của GV
+ HS: Tổng 3 góc của tam giác này bằng 
“1.ppt” gồm 7 slide xoay quanh việc chứng tỏ tổng 3 góc trong tam giác bằng và tính chất góc ngoài tam giác
Slide 2: Là đầu bài cô giáo đưa ra yêu cầu hs vẽ tam giác với số đo 3 góc 
Camtasia.camproj: Là quá trình vẽ tam giác có số đo ba góc là đã cho ở slide 2 để chứng tỏ không dựng được tam giác có số đo góc thứ 3 như đầu bài
Sketchpad1.gsp: Gồm hình vẽ tam giác với =,= và kết quả sau khi đo góc thứ 3 là 
Hoạt động 2: Tổng ba góc trong tam giác
Chiếu slide 3 của “1.ppt”
+ GV: Mỗi học sinh vẽ một tam giác tùy ý, đo và tính tổng 3 góc của tam giác 
+ GV: Hãy phát biểu nhận xét vừa phát hiện được
Chiếu “sketchpad2.gsp” Gíup hs kiểm nghiệm nx một cách chính xác bằng cách cho 3 điểm trong tam giác chạy
+ GV: Ngoài đo góc ta còn có những cách nào để cm nhận xét trên?
Chiếu slide 4 của “1.ppt” Hướng dẫn hs cách cắt ghép tam giác
+ GV: Cho học sinh thực hiện cách cắt ghép hình tam giác bằng giấy theo sự hướng dẫn trên màn hình
+ GV: Góc là góc gì? Có số đo bằng bao nhiêu
+ GV: Bằng thực hành đo góc và cắt ghép hình ta đã có dự đoán “tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 
Vậy bằng lý luận chúng ta sẽ khẳng định được tổng 3 góc của 1 tam giác băng bao nhiêu. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp.
+ GV: Qua cách cắt ghép hình ta có nhận xét gì về tia Ax(hoặc Ay) và đường thẳng BC
Chiếu slide 5 của “1.ppt” Gợi ý hs tìm tổng dựa vào hình vẽ sau đó chiếu đáp án
+ GV: Trong trường hợp Bx(By)// với AC và Cx(Cy)// với AB làm tương tự
+ GV: Đưa ra một hình vẽ và yêu cầu hs tìm tổng 3 góc theo cách này
Chiếu slide 6 của “1.ppt” Gợi ý hs tìm tổng theo 1 cách khác rồi chiếu đáp án
+ GV: Qua kết quả tìm được về tổng số đo 3 góc bằng lý luận ta có định lý về “tổng số đo ba góc của một tam giác”. Cho vài hs đọc đlý trong sách
+ GV: Cho hs xem lại cách cm đlý rồi yêu cầu hs ghi vào vở
Mở lại slide 5 của “powerpoint1”
+ GV: Qua đlý ta thấy các tam giác có thể khác nhau kích thước hình dạng nhưng tổng ba góc của tam giác luôn bằng nhau và bằng 
+ HS: Chép đầu bài vào vở
+ HS: Làm theo yêu cầu của giáo viên, đo và tính tổng 3 góc của tam giác hs vừa vẽ
+ HS: Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 
+ HS: Các nhóm sử dụng hình tam giác cắt ghép theo hướng dẫn của màn hình
+ HS: là góc bẹt, có độ lớn là 
+ HS: Ax(Ay) song song với BC
+ HS: Một hs lên bảng cm cả lớp theo dõi và góp ý
+ HS: Tìm tổng theo hình vẽ gợi ý của cô
+ HS: Đọc to đlý trong sách
+ HS: Ghi cm vào vở
Slide 3:Đầu bài mới “tổng ba góc của một tam giác”
Sketchpad2.gsp: Thể hiện kết quả tính số đo tổng 3 góc của tam giác bất kì luôn bằng 
Slide 4: Hình mô tả cách cắt ghép tam giác giúp hs dễ hiểu cách cắt ghép
Slide 5: Gồm hình vẽ tam giác với xy//BC
Cách tìm tổng số đo 3 góc của 1 tam giác(hiện lên sau click)
Slide 6: Gồm hình vẽ tam giác với Ax là tia đối của AC vàAy // BC.Cách tìm tổng 3 góc tam giác(hiện lên sau click)
Hoạt động 3: Áp dụng vào tam giác vuông
+ GV: Thế nào là tam giác vuông?
+ GV: Gọi một hs đọc đn tam giác vuông trong sgk
+ GV: Tổng 3 góc trong tam giác vuông bằng? Cho hs vẽ 1 tam giác vuông, đo và tính tổng 3 góc 
+ GV: Có nhận xét gì về tổng 3 góc, tổng+, vàcó quan hệ gì
Chiếu “sketchpad3.gsp” Gíup hs thấy khi 2 điểm B, C chạy thì tổng + luôn = 
+ GV: Như vậy ta có đlý về tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông
+ HS: Tam giác vuông là tam giác có một góc bằng 
+ HS: Một hs đọc to đn tam giác vuông trong sgk
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
+ HS: Tổng 3 góc bằng , tổng += , hai góc này phụ nhau
+ HS: Ghi đlý vào vở
Sketchpad3.gsp: Gồm hình vẽ tam giác vuông, số đo và kết quả tổng +
Hoạt động 4: Góc ngoài của tam giác
+ GV: Góc ngoài của tam giác là góc như thế nào?
+ GV: Cho 1 hs đọc đn góc ngoài của tam giác
+ GV: Hãy so sánh với +
Chiếu slide 7 của “1.ppt” Để hs trả lời rồi chiếu đáp án 
+ GV: Như vậy ta có đlý góc ngoài của tam giác
+ GV: So sánh vớivà
+ HS: Đọc đn góc ngoài của tam giác
+ HS: Điền vào chỗ trống đáp án đúng
+ HS: Ghi đlý vào vở
+ HS: >,>
Slide 7: Gồm hình minh họa góc ngoài tam giác và điền vào chỗ trống để so sánh với +
Hoạt động 5: Củng cố, luyện tập
Chiếu slide 1 của “2.ppt”. Giup củng cố lại kiến thức cần nhớ trong bài 
+ GV: Cho hs luyện tập các bài tập cụ thể và trả lời theo nhóm xem nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng
Chiếu slide 2 của “2.ppt”. Chiếu đầu bài cho các nhóm theo dõi và trả lời
Chiếu slide 3 của “2.ppt”
+ HS: Làm bài tập 1 trên màn hình
+ HS: Làm bài tập 2
“2.ppt” gồm 3 slide về củng cố k thức và 3 bài tập trắc nghiệm
Slide 1: Sơ đồ hai nhánh, nhánh 1 là tổng số đo 3 góc và tc góc ngoài của tam giác thường, nhánh 2 là tổng 3 góc và tc góc ngoài của tam giác vuông. 
Slide 2: Bài tập 1
Slide 3: Bài tập 2
Hoạt động 6: Mở rộng kiến thức, giao công việc về nhà
+ GV: Liệu tổng 3 góc trong tam giác có lớn hơn hoặc nhỏ hơn được không?
Chiếu slide 1 của “3.ppt” mở rộng kiến thức cho hs về tổng 3 góc của tam giác trong không gian
+ GV: Tháp nghiêng Pi-da nghiêng so với phương thẳng đứng. Gợi ý bài 4 tr108.
Chiếu slide 2 của “3.ppt”
+ HS: Theo dõi trên màn hình
“3.ppt” gồm 2slide giới thiệu tam giác trong không gian và hình ảnh về tháp nghiêng Pi-da
Slide 1: Gồm hình ảnh các hình tam giác có tổng 3 góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn 
Slide 2: Một số hình ảnh về tháp nghiêng Pi-da ở Italia
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
VII. Nguồn tài liệu tham khảo:
_ Ảnh các tam giác có tổng 3 góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn tải về từ internet.
_ Ảnh về tháp nghiêng Pi-da tải về từ internet.
VIII. Lợi ích của việc sư dụng internet trong bài này:
_ Khai thác internet giúp có thêm tư liệu về tổng 3 góc của tam giác trong không gian(powerpoint3) và hình ảnh về tháp nghiêng Pi-da(powerpoint3).
_ Sử dụng phần mềm powerpoint giúp minh họa cho bài học(powerpoint1,powerpoint2,powerpoint3), làm bài tập trắc nghiệm giúp hs khắc sâu thêm kiến thức của bài học, vận dụng vào bài tập.
_ Sử dụng phần mềm sketchpad giúp đo góc trong tam giác một cách chính xác không bị sai lệch như đo bằng êke (sketchpad1,sketchpad2,sketchpad3) ngoài ra còn biểu diễn được điểm chạy để thể hiện khi tam giác thay đổi hình dạng, kích thước thì tổng ba góc luôn không đổi.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Tổng ba góc của một tam giác - Đỗ Hải Thuận.doc