Trung điểm của đoạn thẳng - Lê Thu Thủy

1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được những điều sau

 - Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng:

 + Nắm vững định nghĩa, hiểu định nghĩa, thuộc định nghĩa, biết được tính chất trung điểm của đoạn thẳng.

 + Biết cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng: sử dụng 2 cách là gấp giấy xác định trung điểm và dùng thước kẻ đo.

 + Liên hệ được với một số hình ảnh về trung điểm của đoạn thẳng thường gặp: cái cân khi thăng bằng, cây thước kẻ đặt thăng bằng trên ngón tay

2. Kỹ năng: Học sinh cần biết

- Vận dụng lý thuyết, định nghĩa và tính chất trung điểm của đoạn thẳng để giải quyết các bài toán: chứng minh một điểm có phải là trung điểm của đoạn thẳng không? Xét xem một điểm có phải là trung điểm của một đoạn thẳng hay không? Giải thích vì sao một điểm là trung điểm của đoạn thẳng / không là trung điểm của đoạn thẳng là vì sao? và rất nhiều các bài toán khác liên quan.

- Vận dụng để giải một số bài toán thực tế: ví dụ như xác định vị trí khoan giếng để quãng đường cả hai nhà A, B đến giếng là như nhau .

- Biết cách lập luận để giải một bài toán liên quan.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4358Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trung điểm của đoạn thẳng - Lê Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giaùo aùn baøi: “ Trung ñieåm cuûa ñoaïn thaúng” saùch Toaùn lôùp 6 taäp 1. 
 Người soạn: Lê Thu Thủy 
Lớp: Sư phạm Toán K34B
I. Mục tiêu tiết dạy:
Kiến thức: Học sinh cần nắm được những điều sau
 - Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng:
 + Nắm vững định nghĩa, hiểu định nghĩa, thuộc định nghĩa, biết được tính chất trung điểm của đoạn thẳng.
 + Biết cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng: sử dụng 2 cách là gấp giấy xác định trung điểm và dùng thước kẻ đo. 
 + Liên hệ được với một số hình ảnh về trung điểm của đoạn thẳng thường gặp: cái cân khi thăng bằng, cây thước kẻ đặt thăng bằng trên ngón tay
Kỹ năng: Học sinh cần biết
Vận dụng lý thuyết, định nghĩa và tính chất trung điểm của đoạn thẳng để giải quyết các bài toán: chứng minh một điểm có phải là trung điểm của đoạn thẳng không? Xét xem một điểm có phải là trung điểm của một đoạn thẳng hay không? Giải thích vì sao một điểm là trung điểm của đoạn thẳng / không là trung điểm của đoạn thẳng là vì sao? và rất nhiều các bài toán khác liên quan. 
Vận dụng để giải một số bài toán thực tế: ví dụ như xác định vị trí khoan giếng để quãng đường cả hai nhà A, B đến giếng là như nhau .
Biết cách lập luận để giải một bài toán liên quan. 
Thái độ: Học sinh cần rèn
Tính tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
Tính cẩn thận, chính xác khi đo đạc cũng như giải bài tập.
Khả năng hoạt động theo nhóm. 
Khả năng phán đoán, tư duy nhanh. 
Khả năng sáng tạo. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Về phương pháp dạy học: Sử dụng các phương pháp thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp quy nạp toán học, dạy học với máy tính và giáo cụ trực quan. 
Về đồ dùng dạy học: Thước đo, phấn, bảng, máy vi tính, giáo án, phần mềm hỗ trợ, máy chiếu Projector, phần trình diễn trên powerpoint, sketchpad, flash
Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút mực, bút chì, thước kẻ
III. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
A, Tổ chức lớp: 1 phút 
Ổn định tổ chức, trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và phần chuẩn bị cho tiết học ( thông qua cán bộ lớp )
B, Tiến trình tiết dạy: 44 phút. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Viết bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Giáo viên chiếu slide “ktbaicu.ppt” để chiếu bài tập kiểm tra bài cũ: 
Cho tia Ox, 3 điểm M, N, P sao cho OM = 2cm ; ON = 3 cm ; OP=3,5 cm. 
Hỏi trong 3 điểm M, N, P điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? Giải thích vì sao?
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình rồi giải thích cho cả lớp nghe cách tìm được điểm nằm giữa và lý giải tại sao?
Giáo viên gọi một học sinh khác nhận xét bạn vẽ hình đúng không, giải bài đúng không?
Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng, khẳng định bạn học sinh 1 làm bài đúng hay sai, chiếu tiếp slide phần giải và nhắc lại phần nhận xét quan trọng của bài học trước: “Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu O < a< b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N”
Giáo viên vào bài: “Vừa rồi, chúng ta đã được ôn lại kiến thức về bài cũ. Điều kiện để một điểm nằm giữa hai điểm và cách vẽ. Hôm nay chúng ta sẽ được học một trường hợp đặc biệt của một điểm nằm giữa 2 điểm. Vậy điểm này có tên gọi là gì?Cách xác định như thế nào? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học sau đây để cùng trả lời những câu hỏi trên.”
Giáo viên chiếu slide “baigiang.ppt”: Trung điểm của đoạn thẳng
Học sinh cả lớp làm bài và theo dõi bài trên bảng. 
Học sinh 1 lên bảng làm bài 
Học sinh 2 nhận xét 
Cả lớp theo dõi bài chữa trên slide. 
Học sinh viết đề bài vào vở
§ 10: Trung điểm của đoạn thẳng.
Hoạt động 2: Định nghĩa trung điểm của một đoạn thẳng ( 10 phút )
Giáo viên vẽ hình và đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Điểm M có tính chất gì?
+ So sánh OM, MN 
+ Vị trí 3 điểm M, N, O có gì đặc biệt.
Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời các câu hỏi. 
Giáo viên gọi 1 học sinh khác nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
à Giáo viên tổng hợp 2 ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng, khẳng định rằng điểm M nằm giữa O và N, ON = MN.
à Giáo viên kết luận: “ Điểm M chính là trung điểm của đoạn thẳng ON” 
Giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Ai rút ra được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng?”
Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi, có thể gợi ý thêm dựa trên nhận xét ở trên.
Giáo viên đưa ra câu trả lời cuối cùng về định nghĩa trung điểm của một đoạn thẳng “ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B ( AM= MB)”
Giáo viên chú ý thêm cho học sinh: “ Vậy trung điểm của đoạn thẳng là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó và cũng là trường hợp đặc biệt của điểm nằm giữa đoạn thẳng. Một đoạn thẳng có duy nhất 1 trung điểm”
Chạy file sketchpad “mh.gsp” để cho các em thấy khi điểm M chạy trên AB, chỉ có duy nhất 1 vị trí để điểm M trở thành trung điểm là khi MA = MB
Cả lớp theo dõi và lắng nghe
Học sinh 3 trả lời
Học sinh 4 nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
Học sinh 6 trả lời
1, Trung điểm của đoạn thẳng:
Định nghĩa: sgk/124
Hoạt động 3: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng ( 10 phút )
Chúng ta đã biết định nghĩa thế nào là trung điểm đoạn thẳng, vậy làm thế nào để vẽ được trung điểm đoạn thẳng AB
Giáo viên chiếu tiếp slide baigiang.ppt hình ảnh về đường thẳng AB và đặt câu hỏi: “ Các em có những cách nào để vẽ trung điểm?”
Giáo viên gọi 2 học sinh lên trả lời các cách khác nhau.
Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận lại “Cô sẽ giới thiệu với các em 2 cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng đơn giản nhất, đó là cách dùng thước kẻ và cách gấp giấy, chúng ta hãy cùng học 2 cách đó thông qua bài tập sau đây”
Giáo viên đưa ra đề bài, chiếu tiếp slide “baigiang.ppt”
Giáo viên gợi ý phương thức làm: “ Để vẽ được trung điểm M của đoạn thẳng AB, trước hết ta phải tính độ dài của MA=MB trước, từ đó ta mới vẽ được điểm M bằng cách dùng thước đo”
Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện
Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét. 
Giáo viên kết luận lại bài đúng hay sai rồi dẫn dắt vào cách vẽ thứ 2: “Cách vẽ thứ nhất rất đơn giản tuy nhiên chỉ sử dụng được khi ta có trong tay thước kẻ. Vậy nếu giả sử ta không có thước kẻ thì làm thể nào để xác định trung điểm của AB, ngay bây giờ cô sẽ giới thiệu với các em cách gập giấy để xác định trung điểm.”
Giáo viên phát cho mỗi bàn 1 tờ giấy trong ( giấy can) rồi bắt đầu hướng dẫn theo các bước:
+ Bước 1:Vẽ đoạn thẳng AB lên giấy 
+ Bước 2: Gấp giấy sao cho điểm B trùng với điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định 
Giáo viên chiếu file “gapgiay.swf” cho học sinh xem minh họa cách gấp giấy xác định trung điểm. 
Giáo viên cho các bàn thực hành gấp giấy và đi quan sát học sinh thực hiện dưới lớp.
Giáo viên mang tờ giấy gấp đúng và sai ( nếu có ) lên
 Giáo viên gọi 1 học sinh phát biểu những tờ giấy cô giáo mang lên gấp đúng hay sai 
Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng và tổng hợp cũng như sửa lỗi sai ( Nếu có)
Giáo viên mở rộng thêm: “Qua 2 cách trên, các em có thể xác định cách để chia tấm gỗ phẳng thành hai phần bằng nhau bằng một sợi dây được không?” có thể gợi ý thêm là cách này tương tự với cách gấp giấy.
 Giáo viên gọi một học sinh trả lời.
Giáo viên kết luận lại vấn đề và khẳng định bạn học sinh đó trả lời đúng hay sai.
à Giáo viên chuyên ý: “ Chúng ta đã nắm được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng và các cách để vẽ, bây giờ cô có một trò chơi nho nhỏ để chúng ta cùng củng cố bài học hôm nay”
Học sinh 7 trả lời
Học sinh 8 trả lời 
Học sinh 9 lên bảng thực hiện 
Học sinh 10 nhận xét 
Các bàn thực hiện gấp giấy
Học sinh 11 lên phát biểu 
2, Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
Cách 1: Dùng thước kẻ
Cách 2: Gấp giấy.
Hoạt động 4: Luyện tập tại lớp ( 15 phút )
-Giáo viên chiếu slide: “luyentap.ppt” gồm một trò chơi dạng “Đuổi hình bắt chữ” và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm toán liên quan đến buổi học, trả lời được 1 câu sẽ mở được 1 miếng ghép.
-Giáo viên chia đội chơi, nêu cách chơi, nội quy chơi.
-Giáo viên tiến hành trò chơi và gọi các đại diện đội chọn câu hỏi.
-Giáo viên tiếp tục điều khiển cho đến hết trò chơi. 
Học sinh hoạt động theo nhóm và chơi trò chơi bằng cách giải các câu hỏi để mở những miếng ghép
Hoạt động 5: Đưa ra câu hỏi củng cố lại bài, kết thúc tiết dạy( 4 phút )
-Giáo viên chiếu tiếp slide “luyentap.ppt” xuất hiện hình ảnh cái cân 
-Giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Ở vị trí nào thì cân thăng bằng?”
-Giáo viên gọi học sinh lên phát biểu 
-Giáo viên kết luận lại “Cái cân sẽ thăng bằng ở vị trí O sao cho OM = ON”
-Giáo viên giao cho học sinh bài tập về nhà: bài 60à bài 65 sách giáo khoa trang 125, 126
Học sinh phát biểu
Học sinh chép bài tập về nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Trung điểm của đoạn thẳng - Lê Thu Thủy.doc