chọn hoạ tiết cho bài vẽ của mình.
-Thực hiện chép hoạ tiết đó lên khổ giấy A4 (phóng to hoạ tiết ).
-Thực hiện từng bước từ đơn giản đến chi tiết phức tạp.
-Hoàn thiện xoá bỏ những nét dư thừa không cần thiết.
-Tô màu theo ý thích.
Tuần 1 - Tiết 1. Ngày soạn: Ngày dạy Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. -HS nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc của các miền trên đất nước. -Vẽ được một số hoạ tiết gần giống với mẫu và tô màu theo ý thích. -Yêu thích và trân trọng nét đẹp truyền thống dân tộc. II/ CHUẨN BỊ. -GV một số báo, tạp chí có hình ảnh trang phục các dân tộc với các hoạ tiết khác nhau. -Hình minh hoạ các bước chép hoạ tiết trang trí dân tộc. -HS sưu tầm các hình ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc trên sách báo. -Giấy vẽ, dụng cụ vẽ. -Phương pháp vấn đáp, trực quan, luyện tập. III/ NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC. Hoạt động 1 GV hướng dẫn hs quan sát - nhận xét. -GV giới thiệu một số hình ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc trên sách báo để minh hoạ. (trên các công trình kiến trúc, trên trang phục ) để hs thấy được sự phong phú của nền văn hoá Việt Nam và các nghệ nhân. -GV cho hs quan sát mẫu hoạ tiết trang trí trên SGK trang 73-75. -Em hãy nêu cách xác định tên hoạ tiết trang trí , các hoạ tiết này thường được trang trí ở đâu? -Các hoạ tiết có hình vẽ, đường nét trang trí như thế nào? -Hoạ tiết trên trang phục: váy, áo, khăn đa dạng về thể loại, hoạ tiết trang trí và màu sắc -Hoạ tiết trên một số công trình kiến trúc, nhà ở -Xác định tên hoạ tiết dựa vào các đặc điểm hình dạng của các hoạ tiết đó như hoa, lá, chim thúchúng thường được sử dụng để trang trí trên trang phục, nhà cửa -Hình vẽ đường nét khoẻ khoắn, mềm mại Hoạt động 2 GV hướng dẫn hs cách chép hoạ tiết. -GV hướng dẫn hs cách vẽ SGK với hoạ tiết có dạng hình tròn có bố cục đối xứng. -GV vẽ phác nhanh bố cục lên bảng để hs nắm được các bước tiến hành chép hoạ tiết dân tộc. -Phác khung hình đường trục. -Phác hình bằng các nét cơ bản. -Vẽ chi tiết, xoá bỏ những nét dư thừa. -Tô màu theo ý thích. Hoạ tiết có dạng hình tròn. Hoạ tiết có dạng hình thú. Hoạ tiết hình ngọn lửa. Hoạt động 3 GV hướng dẫn hs thực hành. -GV hướng dẫn hs quan sát để chọn một hoạ tiết riêng cho mình (vì đây là bài vẽ đầu tiên nên cần phải hướng dẫn cụ thể cách sắp xếp bố cục hoạ tiết) -GV cần gợi ý để hs nhận ra ưu ,khuyết điểm bài vẽ của mình. -GV không nên sửa bài trực tiếp lên bài vẽ của hs. -HS quan sát trên sách, báo, SGK để lựa chọn hoạ tiết cho bài vẽ của mình. -Thực hiện chép hoạ tiết đó lên khổ giấy A4 (phóng to hoạ tiết ). -Thực hiện từng bước từ đơn giản đến chi tiết phức tạp. -Hoàn thiện xoá bỏ những nét dư thừa không cần thiết. -Tô màu theo ý thích. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập. -GV hướng dẫn hs tự nhận xét đánh giá bài vẽ của mình theo cảm nhận riêng. + Bố cục: + Hình vẽ: -GV nhận xét, đánh giá mức độ thực hiện bài vẽ của hs. -Nhận xét tiết học. * Bài tập: Về soạn và chuẩn bị cho nội dung bài 2 sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. -----------------------------**************************************----------------------------
Tài liệu đính kèm: