I.Mục tiêu :
1/ Kiến thức: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
- Hiện tượng vật lí: sự hòa tan của thuốc tím .
- Hiện tượng hoá học: Nung nóng thuốc tím tạo ra khí oxi
2/ Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
¬ - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
3/ Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.
NS: ND: Tuần: 10 - Tiết: 20 Bài 14 BÀI THỰC HÀNH 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I.Mục tiêu : 1/ Kiến thức: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: - Hiện tượng vật lí: sự hòa tan của thuốc tím. - Hiện tượng hoá học: Nung nóng thuốc tím tạo ra khí oxi 2/ Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học. - Viết tường trình hoá học. 3/ Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên. II.Chuẩn bị của GV và HS : GV: Hóa chất Dụng cụ -Dung dịch Ca(OH)2 -Ống nghiệm và giá ống nghiệm. -Dung dịch Na2CO3 -Đèn cồn,diêm, kẹp ống nghiệm. -Thuốc tím ( KMnO4 ) -Ống hút, nút cao su có ống dẫn. -Que đóm, bình nước. HS: SGK, bài soạn trước ở nhà. -Mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong. -Kẻ bản tường trình vào vở: III. Hoạt động dạy và học:, * Hoạt động 1: (7phút) 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ NỘI DUNG ĐÁP ÁN HS1: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? HS2: Làm bài tập 5.sgk.tr51. .3.Bài mới (37phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung thực hành * Hoạt động 2: (19hút) a.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) - -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 (SGK) -Hướng dẫn HS làm thí nghiệm -Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: ? Tại sao tàn đóm đỏ có khả năng bùng cháy ? ? Tại sao thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, ta lại tiếp tục đun ? (Gợi ý: Tiếp tục đun để thử phản ứng đã xảy ra hoàn toàn chưa) ? Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì ? Vì sao ta lại ngừng đun Kết luận: Thuốc tím khi bị đun nóng sinh ra các chất rắn:Kalimanganat, Manganđioxit và Khí oxi. -Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ? Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra ? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học ? * Hoạt động 2: (17phút) *Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong ) -Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: Trong hơi thở của chúng ta có khí gì ? -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 (SGK) -Theo em ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra ? Vì sao -Nước vôi trong bị vẩn đục do có chất rắn không tan được tạo thành là canxicacbonat. g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ? -Khi đổ dd natricacbonat vào ống nghiệm 2 đựng canxihiđroxit tạo thành canxicacbonat và natrihiđroxit. g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ? Vậy qua các thí nghiệm trên các em đã được củng cố về những kiến thức nào -Làm thí nghiệm 1 theo nhóm. -Thảo luận để trả lời các câu hỏi. - Do có khí oxi được sinh ra - Vì lúc đó phản ứng chưa xảy ra hoàn toàn - Ta ngừng đun vì phản ứng xảy ra hoàn toàn -Phương trình chữ: t0 Kali pemanganat g Kalimanganat+ manganđioxit +oxi - Có 3 quá trình biến đổi -Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và ghi vào giấy nháp. - Khí CO2 Ống nghiệm 3 : Không có hiện tượng Ống nghiệm 4: Nước vôi trong bị vẩn đục Canxihiđroxit + khí cacbonic g canxicacbonat + nước Canxihiđroxit + natricacbonat g canxicacbonat+ natrihiđroxit - HS làm bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn. - HS dọn dụng cụ và làm vệ sinh khu vực thí nghiệm. a.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) Lấy một lượng ( Khoảng 0,5 g) thuốc tím đem chia thành 3 phần. -Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm(1), lắc cho tan ( cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay). -Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 rồi nun nóng. đưa que đóm còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm. *Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong ) -Dùng hơi thở thỏi vào trong ống nghiệm có đựng sẳn canxihđroxit. Quan sát nhận xét -Đổ dung dịch natrihiđroxit vào trong ống nghiệm đựng nước và trong ống nghiệm đựng nước vôi trong. Quan sát nhận xét. * Hoạt động 3:Củng cố- hướng dẫn về nhà: (1phút) Đọc bài 15 SGK / 53,54 Tìm hiểu trước bài “Định luật bảo toàn khối lượng” ******************************************************************* NS: ND: Bài 12,Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ I/Mục tiêu : 1.Kiến thức: -Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit axit, bazơ, muối. 2.Kĩ năng: -Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ -Viết được các PTHH minh hoạ cho mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ -Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể -Tính thành phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp chất lỏng, hỗn hợp chất khí * Trọng tâm: Mối quan hệ hai chiều giữa các loại hợp chất vô cơ.và kĩ năng thực hiện các pthh II/Chuẩn bị : -HS nghiên cứu trước khi đến lớp sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ trang 40 sgk hoá học 9 -GV chuẩn bị sẵn sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ trang 40 sgk ,nhưng chưa điền sẵn các mũi tên ,khi học đến mối quan hệ giữa cặp chất nào thì điền muĩ tên 1 hoặc 2 chiều III/Tiến trình lên lớp : 1/Ôn định : 2/Bài cũ (k) 3/Bài mới : GV dẫn dắt giữa các hợp chất vô cơ có thể chuyển đổi qua lại .Sự chuyển đổi đó gọi là mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ .Để nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ ta nghiên cứu nội dung bài hôm nay . *Các hoạt động dạy và học : -Hoạt động 1:Xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh Oxítbazơ Oxítaxit MUỐI Bazơ Axit GV phát phiếu học tập có vẽ sơ đồ 1(chưa có các mũi tên )cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận (điền mũi tên) -GV yêu cầu đại diên nhóm trình bày kết quả thảo luận -GV bổ sung (GV nên giải thích rõ cho HS mỗi mũi tên tượng trưng cho 1 PTHH .Trong đó ,gốc của mũi tên là chất tham gia ,ngọn của mũi tên chỉ sản phẩm của phản ứng ) hoặc hoạt động cá nhân -HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ -Đại diện nhóm trả lời :trình bày kết quả thảo luận và sản phẩm của nhóm -Các nhóm khác phát biểu bổ sung Hoạt động 2:Những phản ứng hoá học minh hoạ Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh 1/CuO(r)+2HCl(dd)àCuCl2(dd)+H2O (l) 2/CO2(k)+2NaOH(dd)àNa2CO3(dd) +H2O 3/ K2O(r)+H2O(l) à 2KOH(dd) 4/Cu(OH)2(r)-> CuO(r) + H2O(l) 5/ SO2(k)+H2O (l) à H2SO3 (dd) 6/Mg(OH)2(r)+H2SO4(dd)àMgSO4(dd) +2H2O 7/CuSO4(dd)+2NaOH(dd)àCu(OH)2(r)+ Na2SO4 8/AgNO3(dd)+HCl(dd)à AgCl(r) +HNO3(dd) 9/H2SO4(dd)+ZnO(r)àZnSO4 (dd) + H2O(l) -GV yêu cầu cứ 2 nhóm viết PTHH minh hoạ của 3 mối quan hệ -GV chia bảng làm 3 phần . Gọi đại diện mỗi nhóm ghi 3 PTHH -GV yêu cầu 3 nhóm còn lại theo dõi kết quả , nhận xét -GV bổ sung và kết luận -HS thảo luận nhóm theo sự phân công của GV -Đại diện nhóm trả lời -Các nhóm còn lại nhận xét 4/Tổng kết và vận dụng : -GV yêu cầu HS nhận xét mối quan hệ của các hợp chất vô cơ -HS trả lời :Mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các hợp chất vô cơ là phức tạp và đa dạng -GV tổng kết như sgk -GV yêu cầu HS giải bài tập 2 trang 41 sgk GV gợi ý phản ứng giữa axit +bazơ ,axit +muối ,bazơ +muối ...Điều kiện để cho phản ứng xảy ra -GV yêu cầu HS giải bài tập 3 trang 41 sgk GV hướng dẫn :Dựa vào sơ đồ và phản ứng minh hoạ để giải bài tập này 5/Dặn dò : -HS về nhà học bài cũ và làm bài tập 1,4 sgk .Nghiên cứu bài mới :Luyện tập chương I (Giải các bài tập trong phần II để tiết sau luyện tập : Cần xem lại cách phân loại các hợp chất vô cơ và tính chất hoá học.
Tài liệu đính kèm: