Tuần 10 - Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

I/. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.

 - Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

 3. Thái độ:

 - Yêu thích bộ môn.

II/. Phương pháp:

 - Thực hành, quan sát.

III/. Phương tiện:

 - GV: . Dụng cụ: Ống thuỷ tinh, giá ống nghiệm, đèn cồn,

 . Hoá chất: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2.

 - HS: . Đọc trước bài.

 . Mỗi tổ đem 1 chậu nước, 1 que đóm, nước vôi trong.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 10 - Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 BÀI 14. BÀI THỰC HÀNH 3
Tiết 20 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I/. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
	- Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
	3. Thái độ:
	- Yêu thích bộ môn. 
II/. Phương pháp:
	- Thực hành, quan sát.
III/. Phương tiện:
	- GV:	. Dụng cụ: Ống thuỷ tinh, giá ống nghiệm, đèn cồn, 
	. Hoá chất: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2.
	- HS:	. Đọc trước bài. 
	. Mỗi tổ đem 1 chậu nước, 1 que đóm, nước vôi trong.
IV/. Tiến trình thực hành:
TG 
Nội dung 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số.
	-Kiểm tra bài cũ 
2. Thực hành:
Hoạt động 1:
Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Hoạt động 2:
 Mục tiêu: -HS biết được đâu là hiện tượng vật lý, hoá học.
-HS nhận biết được dấu hiệu phản ứng.
15/
I/. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng KMnO4:
- Chia 0,5g KMnO4, làm 3 phần:
+ Cho KMnO4 vào ống nghiệm 1 hoà tan 3ml H2O.
+ Cho KMnO4 còn lại vào ống nghiệm 2.
- Đun nóng ống 2, đưa que đóm đỏ vào để thử : que đóm bùng cháy.
- Khi que đóm tắt cho khoảng 2 ml nước lắc nhẹ.
* Nhận xét: dung dịch trong ống nghiệm 2 có màu khác ống nghiệm 1.
Trong ống nghiệm 2 còn chất rắn không tan, có hiện tượng hoá học xảy ra làm biến đổi thuốc tím thành 1 số chất khác.
2. Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hydroxit 
a) Cho 1ml nước cất vào ống nghiệm 1:
- Cho 1 ml nước vôi trong vào ống nghiệm 2.
- Nhúng 1 đầu ống thuỷ tinh Lvào phần chất lỏng ở 2 ống nghiệm sau đó thổi hơi thở vào.
- Phương trình chữ:
Cacbon đioxit + Canxi hidroxit à Canxi cacbonat + nước.
b) Cho 1 ml nước cất vào ống nghiệm 1:
- Cho 1 ml nước vôi trong vào ống nghiệm 2.
Rót 1ml dd Na2CO3 vào 2 ống nghiệm.
- Phương trình chữ:
Natri cacbonat + Canxi hidroxit à Canxi cacbonat + Natri hidroxit.
a). Tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm Thí nghiệm 1.
- GV lưu ý HS phải cẩn thận để đảm bảo an toàn.
+ Nhận biết màu của dd trong ống nghiệm 1.
+ Vì sao có khí bay ra? Đó là khí gì? Làm cho tàn đóm bùng cháy.
- GV cho HS quan sát nhận xét chất rắn chuyển sang màu gì khi que đóm tắt.
- GV cho HS quan sát màu của dd trong ống nghiệm 2 trả lời:
+ Chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?
- GV hướng dẫn HS làm Thí nghiệm 2:
- GV lưu ý HS: thổi vừa, nếu thổi nhiều sẽ không váng đục vì tạo ra CaCO3, tan trong nước.
- GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình chữ của phản ứng giữa khí CO2 với dd Ca(OH)2.
GV nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm có dấu hiệu phản ứng hoá học xảy ra ở ống nghiệm 2.
- GV cho HS lên bảng viết phương trình chữ của phản ứng giữa dd Ca(OH)2 với dd Na2CO3.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét, quan sát hiện tượng.
- HS quan sát thảo luận, nhận xét màu của chất rắn.
- HS quan sát, nhận xét trả lời câu hỏi:
+ Không tan.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS làm thí nghiệm quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra.
- HS viết phương chữ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS viết phương trình chữ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3:
II/. Tường trình:
HS viết tường trình theo mẫu sau:
- HS hoàn thành tờ tường trình theo nội dung đã thí nghiệm.
10’
Củng cố – đánh giá:
- GV yêu cầu HS dọn vệ sinh, rửa dụng cụ, sắp xếp lại hoá chất 
- Nhận xét tiết thực hành.
Học sinh thu dọn vệ sinh
Học sinh nghe giáo viên nhận xét
1’
Dặn dò:
- Viết tờ tường trình.
- Xem bài mới: “Định luật bảo toàn khối lượng”.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bài thực hành 3 (4).doc