Tuần 11 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Trần Thị Xuân Mai

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được: nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.

 - Chú ý: Các chất tác dụng với nhau phải theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng

 2. Kỹ năng:

 - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra kết luận về sự bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng hóa học

 - Viết được biểu thức liên hệ giữa các chất trong một số phản ứng cụ thể

 - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

 3. Thái độ:

 - Hiểu rõ ý nghĩa định luật đối với đời sống và sản xuất.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 11 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Trần Thị Xuân Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết:21
Bài 15: ĐỊNH LUẬN BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Ngày soạn: 17/10/11
Ngày dạy: 26/10/11
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS hiểu được: nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
	- Chú ý: Các chất tác dụng với nhau phải theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng
	2. Kỹ năng:
	- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra kết luận về sự bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng hóa học
	- Viết được biểu thức liên hệ giữa các chất trong một số phản ứng cụ thể
	- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
	3. Thái độ:
	- Hiểu rõ ý nghĩa định luật đối với đời sống và sản xuất.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan
 Nêu và giải quyết vấn đề
 Hợp tác nóm nhỏ.
III. PHƯƠNG TIỆN:
	1.GV: · Dụng cụ: Cân bàn, 2 cốc thuỷ tinh
	· Hoá chất: dd BaCl2, dd Na2SO4.
	· Tranh vẽ: sơ đồ H2.5 SGK trang 48.
	· Bảng phụ có BT vận dụng.
	2 HS: Đọc trước bài “ Định luật bảo toàn khối lượng”.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS báo cáo sỉ số
- Không KT bài cũ
- Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
1'
3. Mở bài:
- Để hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào định luật bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
10/
I. Thí nghiệm:
- Phương trình chữ của phản ứng hoá học: Bari Clorua + Natri sunfat ® Barisunfat + Natri Clorua.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm:
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm.
+ Đĩa cân A đặt 2 cốc (1) và (2) chứa dd BaCl2, và dd Na2SO4.
+ Đặt quả cân B đến khi cân thăng bằng.
+ Đổ cốc 1 vào cốc 2.
- GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
+ Dấu hiệu của phản ứng hoá học này?
- GV cho biết tên 2 chất sản phẩm là Bari Sunfat ( BaSO4), và Natri Clorua ( NaCl ). 
+ Hãy viết phương trình chữ của phản ứng?
- HS tiến hành thí nghiệm.
- HS khác quan sát, nhận xét.
- Quan sát TN và nhận xét.
+ Có chất rắn xuất hiện,(không tan).
- HS viết phương trình chữ.
15/
II. Định luật:
1. Phát biểu:
“Trong 1 phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
2. Giải thích: Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của các nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi.
Hoạt động 3: Định luật.
- GV yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm trên hãy nhận xét:
+ Trước và sau thí nghiệm kim của cân như thế nào? Có thể suy ra điều gì?
+ Khi phản ứng hoá học xảy ra, tồng khối lượng các chất như thế nào?
- GV phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
- GV hướng dẫn HS dựa vào H2.5 SGK để giải thích định luật.
+ Bản chất của phản ứng hoá học là gì?
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không?
+ Khối lượng của mỗi nguyên tử có thay đổi không?
- HS đọc 1 SGK, nhắc lại thí nghiệm, trả lời:
+ Kim cân ở vị trí cân bằng.
+ Khối lượng không đổi.
- HS nhắc lại.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát H2.5 SGK trang 48.
+ Liên kết nguyên tử thay đổi ® phân tử này ® phân tử khác.
+ Không đổi.
15/
III. Áp dụng:
- Giả sử có phản ứng giữa A và B tạo ra C và D, ta có công thức:
mA + mB = mC + mD.
Thí dụ: 
- Nếu biết được khối lượng của 3 chất ta tính được khối lượng chất còn lại:
a + b = c + x
x = ( a + b ) – c
Hoạt động 4: Áp dụng.
- GV cho HS đọc thông tin SGK phần 3 trang 54.
- Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m thì nội dung của ĐLBTKL được viết như thế nào?
- GV phân tích giả sử có 2 chất tham gia A,B tạo ra chất C, D.
+ Biểu thức định luật được viết như thế nào?
+ Hãy viết công thức của phản ứng thí nghiệm trên.
+ Nếu biết được khối lượng của 3 chất. Ta tính được chất còn lại không?
- HS đọc thông tin SGK.
 mBairi Clorua + mNatri Sunfat = mBari Sunfat + m Natri Clorua.
- HS nghe giảng, trả lời.
 mA + mB = mC + mD
 a + b = c + x
 x = ?
- HS tự rút ra kết luận.
7’
Củng cố – đánh giá
- Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích? 
-GV hướng dẫn HS làm BT2 SGK trang 54.
+Gọi HS lên bảng viết phương trình phản ứng ở thí nghiệm trên?
+Viết công thức về khối lượng của phản ứng hoá học trên?
+Tìm khối lượng của chất chưa cho?
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập.
1’
Dặn dò:
- Học bài “ Định luật bảo toàn khối lượng”
- Làm BT 2,3 SGK trang 54.
-Xem bài mới: “Phương trình hoá học” phần I.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Định luật bảo toàn khối lượng - Trần Thị Xuân Mai - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ.doc