I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
Giúp HS biết và hiểu được:
• Tính chất hóa học của CO ,CO2 và những ứng dụng của chúng.
2/ Kĩ năng: .
• Viết PTHH.
• Giải thích một số hiện tượng liên quan đến tính chất của CO2
3/ Thái độ:
HS có hứng thú học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
• Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,giá thí nghiệm, khay, lọ thủy tinh, cốc thủy tinh, ống dẫn khí+nút cao su, ống dẫn khí L,kiềng 3 chân, lưới chịu nhiệt,quẹt ga.
• Hóa chất: Nước vôi trong , dung dịch HCl.,CaCO3
Ngày soạn: ..../../2011 Ngày dạy: ..../.../2011 Tuần 18: Tiết 34: BÀI 28: CÁC OXT CỦA CACBON I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Giúp HS biết và hiểu được: Tính chất hóa học của CO ,CO2 và những ứng dụng của chúng. 2/ Kĩ năng: . Viết PTHH. Giải thích một số hiện tượng liên quan đến tính chất của CO2 3/ Thái độ: HS có hứng thú học tập. II/ CHUẨN BỊ: Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,giá thí nghiệm, khay, lọ thủy tinh, cốc thủy tinh, ống dẫn khí+nút cao su, ống dẫn khí L,kiềng 3 chân, lưới chịu nhiệt,quẹt ga. Hóa chất: Nước vôi trong , dung dịch HCl.,CaCO3 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS 1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của oxit axit ? HS2: Có mấy loại oxít ? nêu một số CTHH của mỗi loại ? HS 3: Cho biết những hóa trị của nguyên tố cacbon? viết CTHH oxit tương ứng với những hóa trị của nó? HS 4: Giải BT về nhà Hoạt động 2: Tìm hiểu vê khí cacbon oxit Hỏi: Có hai lọ mất nhãn đựng riêng biệt không khí và khí cacbon oxít, bằng phương pháp vật lí có thể phân biệt chúng được không? vì sao? Tỉ lệ khối lượng mol (tỉ khối) của CO so với không khí là bao nhiêu? nêu kết luận về tỉ lệ đó? Nêu tính chất vật lí của khí cacbon oxit? Đọc thông tin từ sgk và cho biết vì sao nói CO là oxit trung tính? Quan sát hình 3.11 tr 85 cho biết: Cách tiến hành thí nghiệm ? Hiện tượng xảy ra? Sản phẩm tạo thành là những chất nào? Hiện tượng nào chứng tỏ sản phẩm tạo thành là Cu và khí CO2? Dựa trên kết quả của BT về nhà hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của CO là gì? Nêu những ứng dụng của khí CO? Thông báo : CO được làm nguyên liệu trong công nghiệp: CO + 3H2 Ni CH4 + H2O 3000C CO + 3H2 ZnO CH3 OH <3500C, 250atm Trong những đk thích hợp về nhiệt độ , áp xuất và chất xuctac(Sắt,coban, niken, ruteni) CO có thể tạo etxăng tổng hợp. Điều chế CO : PTN: Dùng H2SO4 đặc hút nước của axitfomic HCOOH H2SO4 đặc CO + H2O CN: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ C + H2O CO + H2 Trả lời và ghi bài I. Cacbon oxit: CTHH:CO PTK: 28 Tính chất vật lí: sgk tr 85 Tính chất hóa học: CO là oxit trung tính CO là chất khử CO + CuO to Cu + CO2 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2 4CO + Fe3O4 to 3Fe + 4CO2 2CO + O2 to 2CO2 Ứng dụng: Khí CO được làm chất khử, chất đốt và nguyên liệu trong công nghiệp. Lắng nghe Hoạt động 3: Tìm hiểu về cacbon đioxit Hỏi: Có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc khác được không ? vì sao? Thành phần chính của nước đá khô là gì? Quan sát hình 3.12 tr 86 sgk, hãy rút ra kết luận về tính chất vật lí của CO2? Vì sao nhốt một con dế mèn trong lọ kín sau một thời gian con dế sẽ chết mặc dù có đủ thức ăn và nước uống ? Đọc thông tin từ sgk và cho biết Khí CO và CO2 có những tính chất vật lí nào giống và khác nhau? Biểu diễn thí nghiệm: CO2 tác dụng với nước Bước 1: Điều chế CO2 bằng cách nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 . Bước 2: Sục CO2 vào cốc thủy tinh đựng nước cất và một miếng giấy quì. Bước 3: Đun nhẹ dung dịch trên. Hỏi: Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được? Viết PTHH? Vì sao nước cất để lâu ngày sẽ làm quì tím hóa đỏ? Muốn cho nước cất đó trung tính ta phải làm thế nào? Thuyết trình: Về phản ứng giữa CO2 với dung dịch NaOH. Các PTHH: CO2 + NaOH NaHCO3 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O CO2 +3NaOH NaHCO3 + Na2CO3+H2O nNaOH : nCO2 Sản phẩm PTHH < 1 muối axit+CO2 dư 1 1 Muối 1 1,5 2 muối 3 >1<2 2 muối 1 và 2 lập hệ PT 2 Muối trung hòa 2 >2 Muối trung hòa +NaOH dư 2 Có thể thayCO2bằng SO2,NaOH bằng KOH. Hỏi: Viết PTHH phản ứng xảy ra giữa CO2 với các oxit sau: K2O, Na2O, BaO, CaO? Nêu ứng dụng của CO2? Nhà máy phân đạm Bắc giang, sản xuất phân ure như sau: ONH4 CO2 + NH3 O=C NH2 Amoni cacbamat Nung amoni cacbamat ở 180oC, 200 atm sẽ thu được ure ONH4 NH2 O=C O=C + H2O NH2 NH2 Ở 60 atm , nhiệt độ thường CO2 chuyển thành thể lỏng không màu, khi làm lạnh đột ngột biến thành khối rắn gọi là tuyết cacbon, tuyết cacbon sau khi bị nén lại bay hơi tương đối chậm làm không gian xung quanh lạnh xuống rất nhiều nên được gọi là nước đá khô.dùng bảo quản và chuyên chở những đồ chóng hỏng. Trả lời và ghi bài II.Cacbon đioxit CTHH:CO2 PTK: 44 Tính chất vật lí: sgk tr 86 Theo dõi thí nghiệm Trả lời và ghi bài Tính chất hóa học: CO2 là oxit axít Tác dụng với nước CO2 + H2O H2CO3 Lắng nghe Tác dụng với dung dịch bazơ Ghi nội dung bên Một HS viết PTHH lên bảng. Các HS khác viết PTHH vào vở. Tác dụng với oxit bazơ. CO2 + K2O K2CO3 Ứng dụng: Khí CO2 được sử dụng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có ga,sôđa, phân đạm, urê Hoạt động 4: Bài tập về nhà Dẫn 11,2 l CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 10%. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? Dẫn 3,36 l CO2 ( đktc) vào 200ml dd NaOH 2M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? Dẫn 8,8 g CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 6%. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? Dẫn 13,3 g CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 10% Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? Dẫn 8,4 l CO2 ( đktc) vào dd KOH dư. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam?
Tài liệu đính kèm: