Tuần 2, Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng

* Kiến thức:

 - HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng ? quan hệ điểm nằm giữa 2 điểm ?

 - Nắm chắc trong ba điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại

* Kỹ năng:

 - Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng

 - Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa

* Thái độ: Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận

 

docx 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 2, Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 2
Tiết 2: ba Điểm thẳng hàng
I.Mục tiêu
* Kiến thức:
	- HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng ? quan hệ điểm nằm giữa 2 điểm ? 
	- Nắm chắc trong ba điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại 
* Kỹ năng:
	- Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng 
	- Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa
* Thái độ: 	Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận
II. Chuẩn Bị :
	GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
	HS: Sách, vở, thước thẳng.
III.tiến trình dạy học:
1.Tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
	* HS 1: Vẽ đường thẳng a. Vẽ A a ; C a ; D a
	Nêu các cách diễn đạt khác nhau của kí hiệu A a .
	* HS 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S b ; T b ; R b
	Nêu các cách diễn đạt khác nhau của kí hiệu R b .
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* HĐ 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng
- Từ bài kiểm tra của HS GV khẳng định 3 điểm A, C, D thẳng hàng
 Thể nào là 3 điểm thẳng hàng?
 trả lời dựa vào hình 8a
 khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?
 trả lời dựa vào hình 8b.
 yêu cầu HS nói cách vẽ 3 điểm thẳng hàng.
 Vẽ đường thẳng rồi lấy 3 điểm thuộc đường thẳng ấy.
 yêu cầu HS nói cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng.
 Vẽ đường thẳng rồi lấy 2 điểm thuộc đường thẳng ấy. Và 1 điểm không thuộc đường thẳng ấy.
* Củng cố: HS làm bài tập 10 a, c sgk? Trường hợp? (6 trường hợp)
 để nhận biết được 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào?
 trả lời: dùng thước thẳng để kiểm tra
* Củng cố: HS làm bài 8 sgk
* HĐ2: Điểm nằm giữa hai điểm
 quan sát hình 9 sgk
 gọi hs đọc các cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình đó.
 yêu cầu HS vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B, C.
 gọi 1 hs lên bảng vẽ
 Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
 trả lời 
 nhận xét ghi = phấn màu
* Củng cố: HS làm bài tập 11 sgk
 Điền vào chỗ trống trong các phát biểu. 
 - Giáo viên gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời
* Hoạt động 3:
a. Học sinh:Vẽ 3 điểm M, N , P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa 2 điểm M và P
- Giáo viên chú ý:2 trường hợp hình vẽ
b. Học sinh vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B không nằm giữa 2 điểm A và C
- Giáo viên chú ý:có 2trường hợp hinh vẽ
c. Giáo viên treo bảng phụ và hỏi:
- Điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
 . A . A A . 
 .B . C B . . C
 .C B . 
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên thông báo:Không có khái niệm 
"điểm nằm giữa"khi 3 điểm không thẳng hàng.
d. Học sinh làm bài tập 9 sgk : gọi tên 
- Tất cả các bộ 3 điểm thẳng hàng
- Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng
- Điểm nằm giữa 2 điểm khác
+ Giáo viên gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời.
1- Thế nào là ba điểm thẳng hàng 
+ Khi 3 điểm cùng thuộc 1 đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng
 . . .
 A C D
+ Khi 3 điểm không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng
 . B
 . .
 A C 
+ áp dụng : 
Bài 10 a) Vẽ 3 điểm M , N , P thẳng hàng 
 . . .
 M N P
b) Vẽ 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng
 . .
 T Q
 . R
Bài 8
- 3 điểm A, M, N thẳng hàng
2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
 . . .
 A C B
Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C như trên ta nói:
- A, C nằm cùng phía đối với B
- C, B nằm cùng phía đối với A
- A, B nằm khác phía đối với C
- Điểm C nằm giữa 2 điểm A, B
* Nhận xét:
Trong 3 điểm thẳng hàng ,có 1 điểm và chỉ 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
3. Luyện tập:
a) . . .
 M N P
 . . .
 P N M
b) . . .
 B A C
 . . .
 B C A
c) Bài 9:(sgk) Hình vẽ (sgk)
 D 
 B C
 E
 G A
- Các bộ 3 điểm thẳng hàng B, D và C; B, E và A ; D, E và G
- Hai bộ 3 điểm không thẳng hàng B, D và E; A, E và G
- Điểm D nằm giữa 2 điểm B, C
- Điểm E nằm giữa 2 điểm A, B
- Điểm E nằm giữa 2 điểm D, G.
4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức bài học
5- Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bài theo sgk + vở ghi
- Học thuộc nhận xét về quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
- Làm bài tập 13, 14, 12 sgk
* Gợi ý bài 14:
Trồng theo hình ngôi sao năm cánh, hãy tìm các cách khác.
Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tuần 3
Tiết 3: đường thẳng đi qua hai điểm
Mục tiêu:
* Về kiến thức: Học sinh nắm được có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
*Về kỹ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
 Rèn luyện tư duy: Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau; phân biệt, cắt nhau, song song.
*Về thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
chuẩn bị Của Gv và HS:
- GV: SGK, thước thẳng, phấn màu.
 - HS: SGK, thước thẳng.
-Tiến trình dạy học
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
 HS1: Chữa bài 12 (SGK)
 Điểm N nằm giữa hai điểm M và P
 Điểm M không nằm giữa hai điểm N và Q
 Điẻm N và điểm P nằm giữa hai điểm M và Q
 HS2: Chữa bài 13 (SGK)
(học sinh lên bảng làm)
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng:
 GV: Cho 1 điểm A GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua A. Nêu cách vẽ? 
 GV ? vẽ được mấy đường thẳng.
 HS vẽ ra nháp và trả lời: Vô số đường thẳng.
 GV: Cho thêm điểm B khác điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B
 HS vẽ vào vở, GV vẽ lên bảng.
 GV? Muốn vẽ điểm đi qua 2 điểm A, B ta làm như thế nào?
 GV? vẽ được mấy đường thẳng ?
 HS trả lời
 GV nêu nhận xét, ghi bằng phấn màu lên bảng, đóng khung.
 Củng cố: HS làm BT 15 (SGK)
Hoạt động 2: Tên đường thẳng:
 GV ? ta đã biết cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào?
 HS: Bằng 1 chữ cái thường.
 GV thông báo các cách đặt tên khác cho đường thẳng.
 HS đọc tên các đường thẳng: đường thẳng a, đ đường thẳng AB ( hoặc BA), đường thẳng xy (hoặc yx).
 Củng cố: HS làm SGK
 HS gọi tên đường thẳng.
 GV ? có bao nhiêu cachs gọi ?
 GV nêu các khái niệm trùng nhau.
Hoạt động 3: Vị trí tương đối của hai đường thẳng?
 GV thông báo: Các đường thẳng có thể trùng nhau hoặc phân biệt. 
 GV vẽ hai đường thẳng phân biệt có 1 điểm chung, không có điểm chung nào, nêu khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau.
 HS vẽ vào vở.
 GV ? hai đường thẳng phân biệt có những vị trí nào?
 HS đọc chú ý (SGK)
 GV? Cho 2 đường thẳng trên mặt phẳng có những vị trí nào có thể xảy ra ?
 GV lưu ý: ở lớp 6 khi nói 2 đường thẳng mà không nói gì thêm ta hiểu đó là 2 đường thẳng phân biệt
 Hoạt động 4: Kiến thức bổ sung
- GV yêu cầu HS:
a) Vẽ hai đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy.
b) Vẽ hai đường thẳng song song bằng 2 lề của thước thẳng hoặc sử dụng dòng kẻ của trang giấy.
- HS làm BGT 16 ( SGK)
a) Tại sao không nói “ Hai điểm thẳng hàng’’?
b) Cho 3 điểm và 1 thước thẳng, làm thế nào để biết 3 điểm đó có thẳng hàng không?
- HS làm BT 17 ( SGK)
- HS làm BT 19 ( SGK)
- GV gọi HS lên bảng vẽ hình và trả lời.
1. Vẽ đường thẳng
 A B 
Nhận xét:
Có 1 đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A, B.
2. Tên đường thẳng:
C1: Đặt tên bằng 1 chữ cái thường
C2: Lấytên 2 điểm thuộc đường thẳng để đặt tên cho đường thẳng.
C3: Đặt tên đường thẳng bằng 2 chữ cái thường.
 a
 A B 
x y
	A B C
?
 Có 6 cách gọi tên đường thẳng: AB, BA, AC, CA, BC, CB.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
+ Hai đường thẳng AB, BC trùng nhau khi A, B C thẳng hàng
+ Hai đường thẳng AB, AC chỉ có 1 điểm chung A. Ta nói chúng cắt nhau và A là điểm giao điểm của 2 đường thẳng đó.
	 A B
	C
+ Hai đường thẳng xy,zt không có điểm chung nào, ta nói chúng song song với nhau.
x y
 z t
 Chú ý: ( SGK – 109)
Bài 16
Bao giờ cũng có 1 đường thẳng đi qua hai điểm cho trước 
Vẽ đường thẳng đi qua 2 trong 3 điểm cho trước rồi quan sát xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ 3 hay không?
Bài 17:
Có tất cả 6 đường thẳng? AB, BC, CA, CD, DA, BD
 A B
Bài 19: Vẽ đường thẳng XY cắt d1 tại Z cắt d2 tại T
 d1
d2
4- Củng cố: Gv chốt lại kiến thức bài học 
5.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài theo SGK.
-Làm BT 18, 20, 21 ( SGK) 17, 18 ( SBT)
-Chuẩn bị cho giờ TH sau: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 cọc tiêu, 1 dây dọi.
Ngày soạn : Ngày dạy: 
Tuần 4
 Tiết 4: Thực hành: trồng cây thẳng hàng
I. Mục tiêu:
*Về kiến thức: 
 Học sinh củng cố kiến thức về ba điểm thẳng hàng
 Nội dung: chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B
 Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A B đã có bên lề đường.
*Về kỹ năng:
 Học sinh có kỹ năng gióng đường thẳng trên mặt đất
*Về thái độ: 
 HS có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- GV: Phân công dụng cụ thực hành
- HS: Cọc tiêu , dây dọi
III.Tiến trình dạy học
1-Tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
 HS1: Chữa bài 18 (SGK) Phát biểu nhận xét về đường thẳng đi qua 2 điểm
 HS2: Chữa bài 20 (SGK) Nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng
 HS3: nếu kết quả của bài tập 21?
 Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa số đường thẳng và số giao điểm
3-Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B
Đào hố trồng cây thẳng hàng với 2 cây A và B đã có sẵn lề đường
HĐ2: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm hs
 Mỗi nhóm:
 + 3 cọc tiêu
 + 1 dây dọi
HĐ3: GV hướng dẫn hs cách làm
+ Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm
+ bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thứ 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
+ Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A che lấp 2 cọc tiêu B và C. Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
HĐ4: GV chia vị trí thực hành cho các nhóm
 HS thực hành theo nhóm
 GV theo dõi hs thực hành
 GV kiểm tra kết quả thực hành của hs
Thông báo nhiệm vụ 
Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B
Đào hố trồng cây thẳng hàng với 2 cây A và B đã có sẵn lề đường
2 Tìm hiểu cách làm :
+ Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng
 đứng với mặt đất tại hai điểm
+ bước 2: Em thứ nhất đứng ở
 A, em thứ 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
+ Bước 3: Em thứ nhất ra 
hiệu để em thứ 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A che lấp 2 cọc tiêu B và C. Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
4.Củng cố:
- Nhắc nhở HS thu gọn đồ dùng thực hành
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành
 5 - Hướng dẫn hs về nhà
 -Làm các bài tập: 16 ; 19; 21; 22 sbt
 -Xem trước bài tia.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 4. Thực hành Trồng cây thẳng hàng.docx