Tuần 21 - Tiết 40, Bài 26: Oxit - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được

+ Định nghĩa oxit.

+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị.

+ Cách lập CTHH của oxit .

+ Khái niệm oxit axit , oxit bazơ.

2. Kĩ năng:

+ Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể.

+ Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại.

+ Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố.

3. Thái độ:

+ Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá.

4. Trọng tâm:

+ Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ.

+ Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1520Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 21 - Tiết 40, Bài 26: Oxit - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 02/01/2015 
Tiết 40 Ngày dạy: 07/01/2015 	Bài 26. OXIT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được 
+ Định nghĩa oxit. 
+ Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị. 
+ Cách lập CTHH của oxit .
+ Khái niệm oxit axit , oxit bazơ. 	
2. Kĩ năng: 
+ Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể.
+ Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại.
+ Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố. 
3. Thái độ: 
+ Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá.
4. Trọng tâm: 
+ Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ. 
+ Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên. 
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên và học sinh: 
a. GV: Phiếu học tập 
b. HS Học kĩ bài CTHH và hoá trị.
 Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
Thảo luận nhóm – đàm thoại – nêu giải quyết vấn đề.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
Bài tập: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? phản ứng nào có sự oxi hóa ? 
2Cu + O2 2CuO 
SO3 + H2O ® H2SO4 
2HgO 2Hg + O2 
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: (1’)CuO, SO3, HgO thuộc loại hợp chất nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Định nghĩa oxit(7’). 
-GV: Yêu cầu HS hãy nhận xét thành phần phân tử của các chất đó có gì giống nhau ? 
-GV hỏi: Các chất CuO, HgO, SO3 do mấy nguyên tố hoá học cấu tạo nên? 
-GV: Vậy oxit là gì ? 
- GV : Cho HS làm BT
- HS: Các phân tử đều có oxi. 
-HS: Do 2 nguyên tố tạo thành. 
-HS: Trả lời và ghi vở.
- HS: Làm BT. 
I. Định nghĩa : 
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ : SO2 , CO2 , P2O5 , Fe2O3 
Hoạt động 2. Công thức của oxit(7’).
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hóa trị. 
-GV: Hướng dẫn HS lập công thức hóa học của oxit ở dạng chung. 
- GV: Cho HS lập CTHH của hợp chất tạo bởi: P(V) và O; Ca(II)và O. 
-GV: Fe2O3 , CO em hãy cho biết hoá trị của Fe, C.
-HS: Nhắc lại.
-HS: Lắng nghe. 
II. Công thức : 
-Đặt M là 1 nguyên tố hoá học có hoá trị là n
- Công thức chung: 
 MxOy 
 n.x = II .y 
Hoạt động 3. Phân loại oxit(8’).
- GV: Cho học sinh so sánh 2 công thức P2O5, CaO về thành phần hóa học. 
-GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit là 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ.
-GV:Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- GV: Cho HS lấy VD. 
-GV: Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
-GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ một số kim loại và phi kim. 
- GV: Lưu ý không phải oxit nào của kim loại cũng là oxit bazơ, oxit nào của phi kim cũng là oxit axit.( như Mn2O7, NO). 
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Nghe và ghi bài.
-HS: CO2, P2O5, NO2, SO2, SO3 , CO2,P2O5,
-HS: Nghe giảng và ghi bài.
-HS: Lấy ví dụ 
- HS: Lắng nghe. 
III- Phân loại : Có 2 loại 
1- Oxit axit : thường là oxit của phi kim tương ứng với axit 
Ví dụ : CO2 , P2O5 , SO3 , SO2 
2- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại, tương ứng với bazơ 
Ví dụ : Na2O , Al2O3 , ZnO , CuO.
Hoạt động 3. Cách gọi tên oxit(10’).
-GV: Hướng dẫn cách gọi tên chung cho các oxit.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên một số oxit: NO, Na2O, CaO, ZnO
-GV: Hướng dẫn cách đọc tên các oxit của kim loại và phi kim có nhiều hoá trị.
-GV: Giới thiệu các tiền tố thường dùng:
1 : mono , 2 : đi , 3 : tri , 4: tetra , 
5: penta.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các oxit: FeO, Fe2O3, NO2, SO2, SO3.
-HS: Theo dõi.
-HS: Gọi tên các oxit theo hướng dẫn.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ.
-HS: Ghi vào vở. 
- HS: Đọc các tên của oxit. 
III- CÁCH GỌI TÊN : 
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit 
* Chú ý : 
- Đối với những kim loại có nhiều hoá trị : 
- Tên của oxit bazơ = tên kim loại (kèm hoá trị ) + oxit.
-Tên của oxit axit = tên phi kim loại (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + oxit.(có tiền tố chỉ số nguyên tố oxi).
4. Củng cố(5’): Cho HS thảo luận nhóm làm BT (5’)
Hãy lập công thức hóa học của các oxit có tên sau: Đồng (II) oxit, Điphotpho pentaoxit, natri oxit, cacbon oxit.
Cho biết các oxit trên thuộc loại oxit nào? 
5. Nhận xét- Dặn dò(1’): 
Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK/91. 
 Học kĩ bài và xem bài: “Điều chế oxi – Phản ứng oxi hoá khử”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Oxit - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc