1.MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết: Học sinh biết thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
* Học sinh hiểu: Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân .
-Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác .
1.2/Kĩ năng:
* Học sinh thực hiện được: - Học sinh có kĩ năng phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác
* Học sinh thực hiện thành thạo: - Biết thực hiện những quy định của pháp về quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác .
1.3/Thái độ:
* Thói quen: -Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.
* Tính cách: -Phê phán mọi hành vi xâm hại đến tài sản công dân.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP
Quyền sở hữu tài sản của công dân,trách nhiệm tôn trọng tài sản của người khác
TUẦN : 24 TIẾT: 23 NGÀY DẠY :26/1/2015 BÀI : 16 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 1.MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết: Học sinh biết thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. * Học sinh hiểu: Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân . -Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác . 1.2/Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: - Học sinh có kĩ năng phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác * Học sinh thực hiện thành thạo: - Biết thực hiện những quy định của pháp về quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác . 1.3/Thái độ: * Thói quen: -Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác. * Tính cách: -Phê phán mọi hành vi xâm hại đến tài sản công dân. 2/NỘI DUNG HỌC TẬP Quyền sở hữu tài sản của công dân,trách nhiệm tôn trọng tài sản của người khác . 3/CHUẨN BỊ: 3.1/.GV : -Tình huống , ca dao tục ngữ. 3.2/.HS : Xem chuẩn bị bài trước trước ở nhà . 4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số , SGK học sinh . 4.2/ Kiểm tra miệng : Câu 1/ Những tai nạn do vũ khí ,cháy nổ và các chất độc hại thường xảy ra với trẻ em là do các nguyên nhân nào ? Vì sao phải phòng ngừa các tai nạn đó ?( 10đ) HS: -Thiếu hiểu biết ,tò mò, nghịch ngợm.. -Tác hại : Mất tài sản, ảnh hưởng đến tính mạng , sức khỏe của bản thân, gia đình , xã hội Câu 2/ Vậy để hạn chế được những hậu quả do cháy nổ gây ra ?Nhà nước đã ban hành những quy định gì? ( 10 đ) HS: -Cấm tàng trữ vận chuyển ,buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ, phóng xạ và các chất độc hại. -Chỉ những cơ quan tổ chức ,cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và sử dụng, chuyên chở các chất nổ ,chất cháy ,chất phóng xạ và các chất độc hại. -Cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo quản chuyên chở sử dụng vũ khí cháy nổ chất cháy, chất phóng xạ chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn , có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. 4.3/Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài:Tình huống : GV: Trên tay cô đang cầm vật gì ? ( Quyển sách ) ? Vậy quyển sách này là của ai ? ? Cô cho em mượn quyển sách này được không ? Vì sao? HS: Được, Vì cô là chủ sở hữu của quyển sách đó. GV: Đó thuộc quyền sở hữu về tài sản của cô, vậy công dân có quyền sở hữu tài sản những gì và mọi người tôn trọng tài sản của người khác như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1:10 phút Mục tiêu :Xác định quyền sở hữu tài sản của công dân: HS: SGK trang 44-45. Phương pháp phân tích tình huống :Người chủ xe ,người giữ xe ,người mượn xe có quyền gì ? ( Kĩ năng phân tích, so sánh ) HS:-Chủ xe: được bán ,tặng cho, -Người giữ xe: có phải bảo quản giữ gìn. -Người mượn xe: được sử dụng chở, đi . ? Người chủ của chiếc xe có quyền gì ? HS:_ Cất giữ (Chiếm hữu.) _ Dùng để đi lại ( Sử dụng ). _ Bán ,cho, tặng (Định đoạt). * Giải thích : - Chiếm hữu :Là quyền trực tiếp nắm giữ ,quản lí tài sản . -Sử dụng :Khai thác giá trị sử dụng của tài sản, hưởng lợi từ giá trị tài sản . -Định đoạt:Quyền quyết định đối với tài sản như: mua, bán ,tặng ,cho ,thừa kế ? Trong 3 quyền trên thì quyền nào là quan quan trọng nhất? Vì sao ? HS: Chỉ khi là sở hữu của mình mới có quyền định đoạt bao gồm các quyền còn lại .Nếu không phải là chủ sở hữu của mình thì không có đủ các quyền trên . Tình huống :Vào đầu năm học lớp 8, bố mẹ mua cho Hùng một chiếc xe đạp để đi học .Vậy theo em Hùng có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó ? Hùng có quyền bán xe đó cho người khác không ?Vì sao? HS:- Hùng có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó: Sử dụng , quản lí . -Nhưng Hùng không có quyền bán chiếc xe đó .Vì xe đó bố mẹ Hùng mua cho Hùng ,và Hùng còn độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ, nghĩa là bố mẹ mới có quyền định đoạt : Bán. HOẠT ĐỘNG 2:20 phút Mục tiêu:Tìm hiểu các tài sản công dân được sở hữu : GV: Trong bộ luật dân sự :gồm quyền sở hữu tài sản,quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến quyền sở hữu tài sản của công dân . ? Em hiểu quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ? ? Quyền sở hữu tài sản bao gồm? *Liên hệ :Gia đình em đang sở hữu những tài sản nào ?( Kể tài sản chính ) ? Em hiểu công dân được quyền sở hữu những gì ? * Liên hệ: Vay tiền nhà nước , trúng số * Lưu y : Hợp pháp và bất hợp pháp . HS: Đọc điều 58 Hiến pháp 1992 . *Mở rộng: Chỉ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình nhưng không được làm ảnh hưởng, hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đó chính là nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của người khác của mọi công dân. HOẠT ĐỘNG 3: 10 phút Mục tiêu:Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác : Thảo luận mảnh ghép :3 phút .Công dân cần làm gì trong các trường hợp sau : Vòng 1: Nhóm 1 Khi nhặt được của rơi . Nhóm 2: Khi vay nợ ,tài sản công dân. Nhóm 3:Khi mượn tài sản của người khác Nhóm 4: Khi làm hỏng, mất tài sản của người khác . Vòng 2: Vậy em hiểu công dân phải có nghĩa vụ gì đối với tài sản của người khác ? HS: Các nhóm lần lượt trả lời . GV: Nhận xét , đánh giá ,tuyên dương . Phương pháp hỏi chuyên gia :Về việc bảo vệ tôn trọng tài sản của người khác như thế nào ( Kĩ năng tư duy sáng tạo ). ? Tại sao phải tôn trọng tài sản của người ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) * Liên hệ : Kể một số việc làm thiếu tôn trọng tài sản của người khác ở địa phương mà em biết ? Gây ảnh hưởng gì ?Pháp luật xử lí như thế nào ? HS: Đọc điều 175 Kết luận :Mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản, tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Xâm phạm quyền sở hữu của công dân tùy theo mức độ xử lí . ? Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với quyền sở hữu tài sản của công dân? ? Bảo hộ bằng cách nào mà em biết ? HS:Ban hành văn bản pháp luật, quy định cá hình thức xử lí đối với hành vi vi phạm, tuyên truyền giáo dục cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình ?Vì sao pháp luật quy định các tài sản có giá trị(xe,đất)phải đăng kí quyền sở hữu ? ? Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không ? Giải thích vì sao ? *Kết luận : Nhà nước bảo vệ quyen sở hữu hợp pháp của công dân .Việc đăng kí quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị là cơ sở để nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có việc bất thường xảy ra .Cần tăng cường và tôn trọng việc giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ tài sản , bảo vệ quyền sở hữu của công dân . I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Ai có quyền sở hữu chiếc xe ? Ai chỉ có quyền sử dụng xe? HS:Người chủ chiếc xe máy có quyền sở hữu chiếc xe. -Người mượn xe được sử dụng xe để đi. . 2.Ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ? HS: Ông An không được bán vì chiếc bình cổ không thuộc sở hữu của ông mà thuộc nhà nước .. II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 1.Quyền sở hữu tài sản của công dân : Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình .Gồm: Quyền chiếm hữu:Là quyền trực tiếp nắm giữa ,quản lí tài sản . Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản. Quyền định đoạt : Là quyền quyết định đối với tài sản. *Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân : -Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. -Thu nhập hợp pháp. -Góp vốn kinh doanh . 2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác . -Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác,không được xâm phạm tài sản của cá nhân,tổ chức,tập thể,nhà nước . -Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. -Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận,nếu hỏng phải sửa chữa, bồi thường. 3. Trách nhiệm của nhà nước : Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân . 4.4/Tổng kết: ? Hãy tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng tài tài sản của người khác ? HS: - Của mình thì giữ bo bo Của mình thì để cho bò nó ăn . - Lòng tham không đáy . ? Bài tập 1 SGK trang 46? HS: Làm động tác để người có tài sản biết mình mất cắp ,sau đó giải thích cho bạn hiểu. *Thảo luận nhóm : Giờ ra chơi Khanh và Tú xô đẩy nhau , lỡ làm gẫy chiếc bút của bạn cùng lớp .Khanh vội kéo Tú ra khỏi lớp và nói (Kĩ năng phê phán ) _ Ra nhanh ,kẻo chúng nó nhìn thấy lại bắt đền bây giờ . ? Em có đồng ý ýkiến của Khanh không ? Vì sao ? Nếu em là Tú em sẽ làm gì ? HS: Không tán thành với ý kiến đó của Khanh , vì hành vi đó thiếu tôn trọng tài sản của người khác . Nếu làTú phải nói cho Khanh hiểu , và nhận lỗi bồi thường cho bạn . Kết luận : Quyền sở hữu là một quyền rất quan trọng của công dân . Mỗi công dân không chỉ biết tự bảo vệ quyền sở hữu của mình mà còn phải bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân . 5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết này : - Ghi chép, học bài đầy đủ. - Làm bài tập còn lại ở SGK. - Thực hiện tôn trọng tài sản của người khác . *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : - Xem chuẩn bị bài tiếp theo :“Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng” . -Trả lời các câu hỏi SGK, nội dung bài học . 5/PHỤ LỤC : Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8. Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8.
Tài liệu đính kèm: