Tuần 5 - Tiết 9, Bài 6: Đơn chất - Hợp chất - Phân tử - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh hiểu được:

- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.

- Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.

- Biết được trong một chất ( Đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không tách rời mà có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số NT liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- biết cách xác định PTK bắng tổng NTK của các NT trong phân tử.

- Mỗi chất có ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí. ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

- Rèn luyện kỹ năng tính PTK.

 

doc 11 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 5 - Tiết 9, Bài 6: Đơn chất - Hợp chất - Phân tử - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 - 9 - 2011
Tuần 5 - Tiết 9: 
bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Biết được trong một chất ( Đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không tách rời mà có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số NT liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- biết cách xác định PTK bắng tổng NTK của các NT trong phân tử.
- Mỗi chất có ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí. ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính PTK.
3.Thái độ:
- Có thái độ tìm hiểu các chất xung quanh, tạo hứng thú say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ: Mô hình nẫu các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hdro, nước và muối ăn.
- HS: ôn lại phần tính chất của bài 2.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu định nghĩa đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ?
2. Làm bài tập 1 
B. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs.
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: I. Phân tử:
1. Định nghĩa:
- GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk.
- HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước.
? Khí hiđro và khí oxi có hạt hợp thành gồm nguyên tử nào.
? Tương tự, đối với nước, muối ăn.
? Vậy các hạt hợp thành của 1 chất thì như thế nào. (Các hạt hợp thành của một chất thì giống nhau về thành phần và hình dạng)
? Tính chất hóa học của các hạt có như nhau không. Tính chất đó có phải là tính chất hóa học của chất không. (có)
? Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất.
- GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước.
+ Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học, được gọi là phân tử.
? Phân tử là hạt như thế nào.
- GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại; phân tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử như Cu, Fe, Al, Zn, Mg....
VD: 
- Khí hiđro: 2 nguyên tử H liên kết với nhau.
- Khí oxi : 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
oxi
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl.
* Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
Hoạt động 2: 2.Phân tử khối:
- Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK.
? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK.
- GV lấy ví dụ giải thích.
 (H2O = 1.2 +16 = 18 đvC;
 CO2 = 12 + 2. 16= 44 đvC )
? Từ VD trên HS nêu cách tính PTK của 1 chất.
? Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2, CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3....
* Định nghĩa: Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
 VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
 CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.
Hoạt động3: II.Trạng thái của chất:
- GV cho HS quan sát tranh 1.14 Sgk. Nhận xét.
- GV thuyết trình: “ Mỗi....phân tử “.
? Tuỳ ĐK về nhiệt độ và P một chất có thể tồn tại ở những trạng thái nào.
? So sánh sự sắp xếp và chuyển động của các hạt nguyên tử, phân tử ở trạng rắn,lỏng, khí.
? Trong đó ở trạng thái nào khoảng cách nào lớn nhất.
- HS nêu kết luận.
- Gọi 3 HS đọc phần kết ghi nhớ.
- Mối mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử .
- Tuỳ điều kiện nhiệt độ và áp suất môĩ chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.ở trạng thái khí các hạt cách xa nhau.
*Kết luận: ( Sgk )
IV.Củng cố, kiểm tra:
- HS làm bài tập 6 tại lớp.
 ? So sánh thành phần đơn chất, hợp chất. ? Phân tử là gì.
V.Hướng dẫn, dặn dò: 
 - Học bài , đọc phần “Em có biết” Sgk.
 - Bài tập về nhà: 4, 5, 7, 8 (Sgk).
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 06 - 9 - 2011
Tuần 5 - Tiết 10 : 
Bài Thực hành số 2.
sự lan toả của chất.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được là một số loại phân tử có thể khuyếch tán( Lan tỏa trong không khí và nước)
- Làm quen bước đầu với việc nhận biết một số chất bằng quì tím 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng về sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong PTN. 
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bộ thí nghiệm bao gồm:
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm(2 cái) , kẹp gỗ, cốc thủy tinh (2 cái), đũa thủy tinh, đèn cồn, diêm.
- Hóa chất: DD amoniac đặc, thuốc tím, quì tím, iot, giáy tẩm tinh bột.
- HS: Mỗi tổ một ít bông và một chậu nước.
Iii. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục và sự chuẩn bị của Hs.
B. Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tử là gì? Tính phân tử khối của: O2, AlCl3, Na2CO3, Fe(OH)3.
C. Bài mới: Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung
Hoạt động1:
1. Thí nghiệm 1:
Làm thí nghiệm về sự lan toả amoniăc.
* GV hướng dẫn:
1. Dùng ống hút nhỏ dd NH4OH lên mẫu giấy quỳ tím. 
2. Bỏ 1 mẫu quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông được tẩm dd NH4OH, đậy ống nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét sự đổi màu của giấy quỳ tím.
- So sánh sự đổi màu quỳ tím ở 1 và 2.
.
- HS thao tác theo hướng dẫn.
* Yêu cầu: 
- Quan sát sự đổi màu của quỳ tím.
* Nhận xét:
- Giấy quỳ tím (ở 1 và 2) đổi sang màu xanh.
Hoạt động2: 2.Thí nghiệm 2:
- GV hướng dẫn làm thí nghiệm chứng minh sự lan toả của KMnO4.
* GV hướng dẫn :
+ Cốc 1: Cho KMnO4từ từ vào cốc nước. 
+ Cốc 2: Lấy thuốc tím vào tờ giấy gấp đôi. Khẽ đập nhẹ tay vào tờ giấy. Để cốc lặng yên, không khuấy động.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét, so sánh màu nước ở trong hai cốc.
* GV giải thích: Trong nước KMnO4 phân ly thành ion K+ và MnO4-.Ta coi cả nhóm 2 ion đó là phân tử thuốc tím chuyển động.
- HS thao tác theo hướng dẫn.
* Yêu cầu: 
- Quan sát, so sánh màu sắc ở 2 cốc. 
- Quan sát hiện tượng sự chuyển động của các phân tử KMnO4ở cốc 2.
- Sự đổi màu của nước ở những chỗ có KMnO4
* Nhận xét: 
- Cốc 1: Sự lan tỏa KmnO4 chậm.
- Cốc 1: Sự lan tỏa KmnO4 nhanh hơn.
- Màu tím của nước (cốc 1 và 2) như nhau.
Hoạt động 3: 3.Học sinh viết tường trình:
* GV hướng dẫn học sinh làm bản tường trình thí nghiệm
- HS ghi lại quá trình làm thí nghiệm.
- Hiện tượng quan sát được.
- Nhận xét, kết luận và giải thích
IV.Củng cố, kiểm tra:
 - Nhắc lại các thí nghiệm vừa tiến hành được.
 - Thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh.
V.Hướng dẫn, dặn dò:
 - Ôn tập : Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất.
 - Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị cho luyện tập bài sau.
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 06 - 9 - 2011
Tuần 6 - Tiết 11: 
Bài luyện tập 1
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh ôn một số khái niệmcơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nhuyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học
- Hiểu thêm đượpc nguyên tử là gì? nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? đặc điểm của các loại hạt đó. 
2.Kỹ năng:
- Bước đầu rèn luyện khả năng làm một số bài tập về xác định NTHH dựa vào NTK.
- Củng cố tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập, tỷ mỷ chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
- Gv: sơ đồ câm, ô chữ, phiếu học tập.
- HS: Ôn lại các khái niệm cơ bản của môn hóa.
Iii. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Để thấy mối quan hệ giữa các khái niệm đã học, nắm chắc nội dung các khái niệm và phân biệt trong thực tế đời sống, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học
 * Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung
Hoạt động 1: I.Kiến thức cần nhớ:
- GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã học(Vật thể, chất, nguyên tử, phân tử).
- GV đưa sơ đồ câm , học sinh lên bảng điền các từ - cụm từ thích hợp vào ô trống.
 Vật thể
 (Tự nhiên, nhân tạo)
 (Tạo nên từ NTHH)
(Tạo nên từ 1 NTHH) (Tạo nên từ 2 NTHH trở lên)
(Hạt hợp thành các là (Hạt hợp thành các là
 ng. tử hay phân tử) phân tử)
* GV nhận xét, bổ sung và tổng kết các khái niệm trên.
- GV tổ chức cho HS trò chơi ô chữ để khắc sâu các khái niệm đã học.
- GV chia lớp theo nhóm, phổ biến luật chơi - cho điểm theo nhóm bằng viẹc trả lời câu hỏi.
*Câu 1: (8 chữ cái) Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
*Câu 2: ( 6 chữ cái) Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
*Câu 3: (7 chữ cái) Khối lượng phân tử tập trung hầu hết ở phần này.
*Câu 4: (8 chữ cái) Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích âm.
*Câu 5: (6 chữ cái) Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang giá trị điện tích dương.
*Câu6: (8 chữ cái) Chỉ tập trung những nguyên tử cùng loại( có cùng số proton trong hạt nhân).
- Các chữ cái gồm: Ư,H, Â,N, P, T.
Nếu học sinh không trả lời được thì có 1 gợi ý
- GV tổng kết, nhận xét.
1. Sơ đồ về mối quan hệ giưữa các khái niệm:
- GV đưa sơ đồ lên bảng.
2. Tổng kết về chất, nguyên tử hay phân tử:
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ư
H
A
T
N
H
Â
N
H
Ô
N
H
Ơ
P
E
L
E
C
T
R
O
N
P
R
O
T
O
N
N
G
U
Y
Ê
N
T
Ô
* Đáp án:
+ Hàng ngang:
 C1: Nguyyên tử. C4: Electron.
 C2: Hổn hợp. C5: Proton.
 C3: Hạt nhân. C6: Nguyên tố.
+ Cột dọc: Phân tử.
Hoạt động 2: II. Luyện tập:
1- Bài tập 1b
GV yêu cầu học sinh đọc đề 1b
HS chuẩn bị 2 phút
Gọi HS làm bài. GV chép lên bảng 
GV: Dựa vào t/c vật lý của các chất để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
2- Bài tập 3
- HS đọc đề chuẩn bị 5 phút
? Phân tử khối của Hiđro
? Phân tử khối của hợp chất là?
? Khối lượng của 2 nguyên tử ntố X?
? KLượng 1 ntử (NTK) là bao nhiêu?
? Vậy Nguyên tố đó là: Na
3- Bài tập 5
GV treo bảng phụ bài tập 5
HS chọn đáp án D
? Sửa câu trên như thế nào để chọn đáp án C?
Sửa ý 1: Nước cất là chất tinh khiết
Sửa ý 2: Vì nước tạo bởi 2 NT H và O
1- Bài tập 1b
- Dùng nam châm hút sắt 
- Hỗn hợp còn lại: Nhôm vụn gỗ ta cho vào nước. Nhôm chìm xuống, vụn gỗ nổi lên, ta vớt gỗ tách được riêng các chất. 
2- Bài tập 3
a) Phân tử khối của Hiđro:
 1 x 2 = 2
- Phân tử khối của hợp chất là:
 2 x 31 = 62
b) Khối lượng 2 nguyên tử ntố X là
 62 - 16 = 46
 - Khối lượng 1 ntử ntố X là: 46 : 2 = 23
 - Ntố đó là : Na
3- Bài tập 5
Đáp án D
IV. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức cơ bản.
- Phân biệt đơn chất , hợp chất .
V. Dặn dò:
 - Ôn tập các khái niệm.
 - Bài tập về nhà: 4,5 (31- Sgk).
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 06 - 9 - 2011
Tuần 6 - Tiết 12:
Bài 9: Công thức hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết đựoc công thức hóa học dùng để biểu diễn chất gồm 1 KHHH ( đơn chất) hoặc 2, 3 KHHH (hợp chất) với các chỉ số ghi ở dưới chân ký hiệu.
- Biết cách ghi KHHH khi biết ký hiệu hoặc tên nguyên tốvà số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử mỗi chất
- Biết được ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm bài tập.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục củng cố kỹ năng viết ký hiệu của nguyên tố và tính PTK của chất.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ: Mô hình tượng trưng của một số mẫu kim loại đồng, khí hidro, khí oxi, nước, muối ăn.
- HS: Ôn kỹ các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử.
Iii. Tiến trình dạy học:
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục của Hs.
A.Kiểm tra bài cũ: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Kí hiệu hoá học biểu diễn điều gì?
C. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Người ta đặt ra ký hiệu hoá học để biểu diễn nguyên tố hoá học. Thế còn chất thì biểu diễn bằng cách nào. Ta đã biết chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học. Vậy dùng ký hiệu của nguyên tố hoá học có thể viết thành công thức hoá học để biểu diễn chất. Bài học này giúp ta biết được cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học.
*Triển khai bài:
Hoạt độngcủa Gv và Hs.
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm công thức hoá học và công thức hoá học của đơn chất
- GV treo tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu đồng, khí oxi, khí hydro.
- Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong 1 phân tử mỗi mẫu đơn chất trên.
?Hạt hợp thành của đơn chất là gì? Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?
- HS: Hạt hợp thành đơn chất là nguyên tử hoặc phân tử. Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên (Mẫu đơn chất kim loại đồng, đơn chất oxi).
Gv: Do đó ta có công thức hoá học của đơn chất kim loại chính là kí hiệu hoá học của nguyên tố tạo nên đơn chất đó.
? Có đơn chất nào mà hạt hợp thành là phân tử không?(Phi kim là chất khí).
- Hãy viết công thức hoá học của đơn chất phi kim.
- HS viết công thức chung của đơn chất.
- CTHH gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất, được dùng dể biểu diễn chất, 
1.Công thức hoá học của đơn chất:
a.Đơn chất kim loại:
Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.
Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe.
b.Đơn chất phi kim: 
- Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học.
Ví dụ: C, P, S.
- Hạt hợp thành là phân tử (thường là 2): Ta thêm chỉ số ở chân ký hiệu.
Ví dụ: O2, H2, N2.
Hoạt động2: Tìm hiểu công thức hoá học của hợp chất.
GV treo tranh mô hình mẫu nước, khí cacbonic, muối ăn.
HS phân tích hạt hợp thành của các chất này.
HS suy ra cách viết công thức hoá học của hợp chất từ công thức chung của đơn chất.
Gv: các kí hiệu A,B,C,x,y,z..biểu diễn gì?
Hs: Trả lời.
GV lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi.
HS viết công thức hoá học của các mẫu trên.
*GV cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.(Phần công thức hoá học của hợp chất).
- Đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét. Cách đọc tên.
2. Công thức hoá học của hợp chất:
- Công thức hoá học của hợp chất gồm ký hiệu của những nguyên tố tạo ra chất, kèm theo chỉ số ở chân.
Tổng quát: AB
 ABC
Trong đó A, B, C, ... là các kí hiệu hoá học. Còn x, y, z, ... là các chỉ số tương ứng.
Lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi.
Ví dụ: H2O, CO2, NaCl.
*Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử.
 (NH)2SO4 thì SO4là nhóm nguyên tử.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hoá học.
- GV đặt vấn đề: Các công thức hoá học trên cho ta biết gì.
- HS thảo luận nhóm rồi ghi vào giấy trả lời.
- GV tổng hợp lại.
*GV lưu ý cách viết :
+Ký hiệu: 2Cl và Cl2.
+Chỉ số: CO2.
+Hệ số: 2H2O, 3H2.
3.ý nghĩa của công thức hoá học:
*Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất và cho biết:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
- Phân tử khối của chất.
D. Củng cố:
 - Cho HS làm bài tập viết sẵn ở bảng phụ.
 - HS đọc phần ghi nhớ.
E. Dặn dò:
 - Học bài, đọc phần đọc thêm.
 - Bài tập về nhà:1,3,4 (sgk trang 33).
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Đơn chất và hợp chất - Phân tử.doc