Tuần 8, Tiết 8, Bài 6: Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí (Kiểm tra 1 tiết)

Mục tiêu:

- HS biết thế nào là cách sắp xếp bố cục trong trang trí.

- HS hiểu vẻ đẹp của trang trí ứng dụng.

Giáo viên cho học sinh xem tranh về hình ảnh hội trường, trang trí về nội thất, ngoại thất, lọ ,chén

- GV đặt câu hỏi:

? Lọ hoa, chén đĩa được trang trí như thế nào (trang trí bông hoa lá)

? Cách sắp xếp hoạ tiết ra sao (xen kẽ, lặp lại, đối xứng.)

? Màu sắc như thế nào (màu sắc hài hoà)

? Trang trí hội trường, trang trí một ngoại thất ra sao (được trang trí đẹp, thuận mắt, bố cục chặt theo trình tự nhất định)

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3231Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 8, Tiết 8, Bài 6: Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí (Kiểm tra 1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Tiết PPCT: Tiết 8
Ngày dạy: .././.
CÁCH SẮP XẾP (BỐ CỤC)
TRONG TRANG TRÍ
(Kiểm tra 1 tiết)
Bài 6
1 MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức:
- Học sinh biết được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
- Học sinh hiểu cách sắp xếp bố cục trong trang trí.
1.2. Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được cách làm bài vẽ trang trí.
- Học sinh thực hiện thành thạo bài trang trí ứng dụng cơ bản.
1.3. Thái độ : 
- Thói quen: Học sinh phân biệt được cách làm bài vẽ trang trí.
- Tính cách: Học sinh thêm yêu vẻ đẹp tiềm ẩn trong cộc sống.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP
- HS Biết thế nào làcách sắp xếp trong trang trí.
- HS biết cách sắp xếp bố cục trong trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
3 CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo Viên : 
Tranh có các hoạ tiết khác nhau.
(hình vuông, hình chữ nhật, đường diền ).
Các bài mẫu về cách sắp xếp.
3.2 Học Sinh:
Giấy vẽ, bút chì, thước dài, tẩy, màu.
4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 ổn định tổ chức và kiểm diện : 
 6A1: 6A2: .. 6A3: . 6A4:..
4.2 Kiểm tra miệng:
 - Câu 1: ( Kiểm tra bài cũ ) Gọi 2 hoặc 3 học sinh nộp bài vẽ.
 -HS nhận xét: 
Nội dung 
Bố cục
Đề tài
 -GV nhận xét đánh giá.
- Câu 2 : ( Kiểm tra các nội dung tự học) Em hãy cho biết bài học của chúng ta hôm nay là gì?
HS trả lời: Kiểm tra 1 tiết nội dung bài cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí.
4.3 Tiến trình bài học. 
 Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: ( 5p )Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Mục tiêu:
- HS biết thế nào là cách sắp xếp bố cục trong trang trí.
- HS hiểu vẻ đẹp của trang trí ứng dụng. 
Giáo viên cho học sinh xem tranh về hình ảnh hội trường, trang trí về nội thất, ngoại thất, lọ ,chén 
- GV đặt câu hỏi:
? Lọ hoa, chén đĩa được trang trí như thế nào (trang trí bông hoa lá)
? Cách sắp xếp hoạ tiết ra sao (xen kẽ, lặp lại, đối xứng...)
? Màu sắc như thế nào (màu sắc hài hoà)
? Trang trí hội trường, trang trí một ngoại thất ra sao (được trang trí đẹp, thuận mắt, bố cục chặt theo trình tự nhất định)
HS trả lời.
GV nhận xét bổ sung.
GV cho học sinh xem một số cách sắp xếp trang trí
? Hoạ tiết nhắc lại là hoã tiết như thế nào (lặp lại nhiều lần)
? Hoạ tiết xen kẽ là hoạ tiết như thế nào (Hai hay nhiều hoạ tiết xen kẽ nhau)
- GV: Ở trang trí đường diềm có thể sử dụng kiểu nhắc lại hoặc xen kẽ.
? Thế nào là sắp xếp đối xứng? (hoạ tiết vẽ giống nhau qua 1 hay nhiều trục)
? Ngoài sự sắp xếp như nhắc lại , xen kẽ, đối xứng, còn có các cách sắp xếp nào (Mảng hình không đều).
- GV: Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, có thể sử dụng cách sắp xếp đối xứng qua một tục hay nhiều trục
- GV kết luận:
 Có nhiều cách sắp xếp trong trang trí như nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, sắp xếp các mảng hình không đều, nhưng phải có các mảng hình có to, có nhỏ hợp lí.
+ Lưu ý: tránh sắp xếp các mảng hình dày đặc hoặc thưa. Các hoạ tiết giống nhau nên bằng nhau, và vẽ cùng một màu.
+ Hạn chế dùng nhiều màu trong 1 bài vẽ.
* Hoạt động 2:( Hướng dẫn học sinh cách trang trí các hình cơ bản
 - Giáo viên cho học sinh xem các bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.
? Hãy nêu các bước thứ tự để làm một bài trang trí cơ bản.
HS trả lời:
Kẻ trục dọc, trục chéo, trục ngang...(kẻ trục để vẽ các mảng đều nhau)
Tìm các mảng hình. Có nhiều mảng hình được sắp xếp khác nhau.
Vẽ họa tiết: từ các mảng hình có thể tìm các họa tiết khác nhau.
 + Tìm và vẽ màu theo ý thích để bài vẽ hài hòa rõ trọng tâm.
* Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV gợi ý học sinh vẽ các mảng hình khác nhau ở một vài hình vuông
- HS tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thành bài vẽ.
- GV theo dõi quan sát khi học sinh làm bài.
I. Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí
- Là sự sắp xếp các hình mảng, đường nét hoạ tiết, màu sắc đậm nhạt, hài hoà, thuận mắt và hợp lí.
II. Các cách sắp xếp cơ bản trong trang trí:
 Nhắc lại:
 Xen kẽ: 
 Đối xứng: 
 Mảng hình không đều:
III. Cách làm bài trang trí cơ bản:
1) Kẻ trục đối xứng
2) Tìm các mảng hình
3) Vẽ chi tiết
4) Vẽ màu
III Thực hành:
Tập vẽ và sắp xếp các mảng hình sau đó tìm họa tiết trang trí.
4 Câu hỏi và bài tập củng cố:
GV treo một số bài vẽ lên bảng và gợi ý cho HS nhận xét về:
+ Bố cục
+ Nét vẽ
+ Hình vẽ
HS quan sát, nhận xét.
GV nhận xét và chốt những ý đúng.
5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Làm bài tập ở SGK.
Chuẩn bị bài 9: “ SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ”
+ Tìm hiểu bài;
+ Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lý.
V RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Vẽ trang trí - Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí (3).doc